CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính trị Thế giới
1 Tương quan sức mạnh quân sự Trung Quốc và Mỹ : thực tiễn triển khai tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương / Hoàng Thế Anh // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 7(292) .- Tr. 48-56 .- 327
Bài viết so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ trên các khía cạnh chi tiêu quốc phòng, chỉ số xếp hạn sức mạnh quân sự, số lượng các loại vũ khí, công nghệ quốc phòng cho thấy, với mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới, sức mạnh quân sự đứng thứ ba thế giới, trong những năm gần đây, mặc dù Trung Quốc đã tăng cường hiện đại hóa quân đội, nhưng sức mạnh quân sự vẫn kém Mỹ về lực lượng không quân, tàu sân bay, tàu ngầm và vũ khí hạt nhân.
2 Những vấn đề chính trị và an ninh nổi bật khu vực Đông Bắc Á năm 2021 / Phạm Hồng Thái // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 2(252) .- Tr. 15-24 .- 320
Phân tích thông tin qua các báo chí và các hãng thông tấn trong nước và quốc tế, tham khảo các nghiên cứu có liên quan, bài viết đánh giá khái quát một số vấn đề chính trị và an ninh nổi bật của khu vực trong năm 2021, từ đó đưa ra một số dự báo triển vọng năm 2022.
3 Thái độ của chính khách nước Pháp trước biến động chính trị trong đế chế Anh – Trường hợp cuộc đấu tranh của các thuộc địa Bắc Mỹ (1775-1783) / Lê Thành Nam // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 1(244) .- Tr. 16-27 .- 327
Phân tích thái độ của nhiều chính khách đang làm việc trong cung điện Versailles khi cuộc chiến tranh giữa Anh với các thuộc địa của họ ở Bắc Mỹ diễn ra. Những nhận thức từ phía chính giới Pháp về một sự kiện liên quan trong nội bộ đế chế Anh trở thành cơ sở cho người đứng đầu chế độ phong kiến nước Pháp quyết định lựa chọn phương án can thiệt vào cuộc đấu tranh đang xảy ra ở lục địa châu Mỹ.
4 Tình hình an ninh – chính trị ở các Quốc gia Trung Đông – Bắc Phi sau mười năm mùa xuân Arab / Trần Thùy Phương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 8(180) .- Tr. 10-22 .- 327
Phân tích và làm rõ tình hình an ninh – chính trị của các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi sau mười năm diễn ra Mùa xuân Arab, từ đó đánh giá và đưa ra triển vọng.
5 Những sự kiện chính trị nổi bật Châu Âu năm 2019 và triển vọng năm 2020 / Đào Bảo Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 1 (232) .- Tr. 19-30 .- 320
Phân tích và làm rõ những biến động về chính trị châu Âu năm 2019 và những dự báo về triển vọng đối với châu Âu trong năm 2020.
6 Tư duy về chiến tranh trong tương lai với lý thuyết của Carl Von Clausewitz / Nguyễn Cao Thanh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 12 (231) .- Tr. 44 - 56 .- 959.7
Trình bày các điều như sau: 1. Từ định nghĩa một phần đến định nghĩa ba phần của chiến tranh; 2. Chiến tranh tuyệt đối và chiến tranh thực sự và 3. Chiến tranh và chính trị, “Phương thức”.
7 Cải cách và chuyển đổi mô hình quản trị Chính phủ ở Trung Quốc trong quá trình cải cách / Nguyễn Trọng Bình // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 7 (215) .- Tr. 10 - 20 .- 327
Phân tích bối cảnh, nguyên nhân, nội dung và con đường thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị Chính phủ trong tiến trình cải cách ở Trung Quốc.
8 Bước đầu tìm hiểu triết lý chính trị của Mahatma Gandhi / Đỗ Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 46 - 53 .- 327
Tìm hiểu một vài phương diện trong triết ký chính trị của M. K. Gandhi và sự phù hợp của chúng với xã hội đương đại.
9 Tình hình chính trị Trung Quốc trong thời gian gần đây / Trần Ánh Tuyết // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 5 (213) .- Tr. 84 – 86 .- 327
Trình bày nội dung sau: 1. Tiếp tục đi sâu cải cách thông qua biện pháp ban hành, sửa đổi các điều lệ và văn bản pháp quy; 2. Về công tác chống tham nhũng và 3. Một số các vấn đề khác.
10 Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao thập niên đầu thế kỷ XXI / Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 1 – 7 .- 327
Tìm hiểu về những dấu mốc trong quan hệ giữa hai dân tộc trên lĩnh vực chính trị. – ngoại giao ở cấp độ song phương và trên các diễn đàn quốc tế thập niên đầu thế kỷ XXI.