CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Liên Hợp Quốc
1 Giải quyết tranh chấp biển thông qua thủ tục hòa giải bắt buộc theo công ước của Liên hợp Quốc tế về luật biển 1982: vụ hòa giải biển Timor / Phan Duy Hảo, Trần Việt Hà // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Tr. 89-108 .- 340
Tập trung làm rõ đặc điểm thông qua vụ hòa giải phân định biển Timor giữa Ti-mo Lét-xtê và Ô-xtrây-li-a, từ đó đưa ra một số đánh giá về ưu điểm của hòa giải và ý nghĩa đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp biển, trong đó có tranh chấp Biển Đông.
2 Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật Quốc tế hiện nay / Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19(467) .- Tr. 3 -9 .- 910.133 05
Bài viết này, tác giả giới thiệu các biện pháp giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình theo quy định của pháp luật quốc tế hiện nay và quan điểm, lập trường của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.
3 Vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của hội đồng bảo an từ thực tiễn ứng phó với đại dịch Covid - 19 / Ngô Thị Trang, Hoàng Thị Ngọc Anh // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 118 - 129 .- 340
Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19, Hội đồng bảo an – cơ quan có vai trò chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã ban hành Nghị quyết 2532 và Nghị quyết 2565 để ứng phó với đại dịch. Bài viết phân tích vai trò của Hội đồng bảo an theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, nghiên cứu thực tiễn của Hội đồng bảo an khi ứng phó với các đại dịch xuyên biên giới, từ đó so sánh, đánh giá vai trò của Hội đồng bảo an trong đại dịch Covid – 19.
4 Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam / Phan Thị Lan Hương, Đặng Ngọc Huyền // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 40-50 .- 340
Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức Liên hợp quốc qua một số dự án luật điển hình , qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.
5 Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Thách thức và thành tựu / Phạm Lan Dung // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 11- 21 .- 340
Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là mục tiêu chính của Liên hợp quốc kể từ khi được thành lập cũng như suốt 75 năm tồn tại. Phân tích các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc về mục tiêu nói trên cũng như thực tiễn hoạt động của tổ chức này sẽ giúp làm sang tỏ vai trò và thành tựu của Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này. Có những thách thức không nhỏ trong việc Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng này như: Quy định về thủ tục thông qua quyết định của Hội đồng Bảo an và thực tiễn đối đầu giữa các nước ủy viên thường trực trong những giai đoạn nhất định; sự chồng chéo chức năng, quyền hạn giữa giữa Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; sức ép đối với các nước ủy viên không thường trực.
6 Vấn đề Sudan tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và vai trò đóng góp của Việt Nam / Nguyễn Hải Lưu // .- 2021 .- Số 09 (193) .- Tr. 30-36 .- 327.04
Việt Nam đảm nhiệm thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vị trí, vai trò trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Nam Sudan là vấn đề phức tạp thu hút sự quan tâm giải quyết của các nước thành viên do bất ổn chính trị, an ninh, nguy cơ, thách thức hòa bình, ổn định của khu vực. Đây là vấn đề mà Việt Nam cần theo dõi sát và có biện pháp ứng xử phù hợp. Bài viết phân tích bối cảnh hiện nay ở Nam Sudan, quá trình xử lý Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đánh giá vai trò, đóng góp của Việt Nam trông hỗ trợ ổn định tình hình trên thực địa.
7 Vai trò của Liên hợp quốc trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật quốc tế / Nguyễn Hồng Thao // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 3-12 .- 340
Luật quốc tế được coi là công cụ hữu hiệu và cần thiết để thực hiện ba mục đích của Liên hợp quốc được Hiến chương quy định nhằm xây dựng trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Bài viết tổng hợp thành tựu chính của Liên hợp quốc trong xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế, phân tích việc thực hiện chức năng của các cơ quan của Liên hợp quốc trong phát triển và pháp điển hóa luật quốc tế, vai trò của Liên hợp quốc trong hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và xu thế cải tổ Liên hợp quốc, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế cũng như thực thi luật quốc tế.
8 Sự phát triển về thành viên, cơ cấu tổ chức và phương thức làm việc của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay / Nguyễn Thị Kim Ngân // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 13-23 .- 340
Liên hợp quốc chính thức được thành lập ngày 24/10/1945. Trải qua hơn 75 năm xây dựng và phát triển, Liên hợp quốc đã trở thành tổ chức chính trị quốc tế toàn cầu lớn nhất. So với thời điểm thành lập, số lượng thành viên Liên hợp quốc đã gia tăng đáng kể, cơ cấu tổ chức, phương thức làm việc đã có sự điều chỉnh và hoạt động của Liên hợp quốc cũng được mở rộng về mọi mặt. Để khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng không thể thiếu của tổ chức này trong đời sống chính trị quốc tế, bài viết phân tích sự phát triển về thành viên, sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và phương thức làm việc của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay.
9 Liên hợp quốc với vấn đề phát triển bền vững / Phạm Hồng Hạnh, Phạm Thị Bắc Hà // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 50-64 .- 340
Là trung tâm phối hợp hành động, Liên hợp quốc đã phát huy vai trò của mình trong các hoạt động hợp tác quốc tế không chỉ giải quyết các vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế mà còn trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và thúc đẩy quyền con người. Phát triển bền vững là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với nhân loại trong thế kỉ XXI, bao trùm trên cả khía cạnh kinh tế, môi trường và quyền con người. Bài viết phân tích vai trò của Liên hợp quốc đối với vấn đề phát triển bền vững, từ đó đánh giá thành tựu và thách thức đặt ra đới với Liên hợp quốc trong lĩnh vực này trong tương lai.
10 Nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu chung của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế / Nguyễn Hữu Phú, Mai Ngân Hà // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 65-79 .- 340
Bài viết đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thời gian qua trên cơ sở phân tích sự vận động của tình hình thế giới về hòa bình, an ninh từ góc nhìn pháp lý quốc tế; phân tích nghĩa vụ của quốc gia thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương; từ đó nhìn lại chủ trương, chính sách và các hành động cụ thể của Việt Nam cũng như đánh giá kết quả những nỗ lực này.