CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phục hồi chức năng
1 Tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động của phương pháp Cận tam châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông / Nguyễn Hữu Tân, Trần Thị Hải Vân, Trần Thị Thu Trang // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 71 .- Tr. 73-84 .- 610
Đánh giá tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động của phương pháp Cận tam châm trong điều trị hội chứng thắt lưng hông. Hội chứng thắt lưng hông là một hội chứng bệnh phổ biến trên lâm sàng, biểu hiện bằng các triệu chứng bệnh lý của cột sống thắt lưng cùng. Có 2 nhóm nguyên nhân chính: do nguyên nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống thắt lưng là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp Cận tam châm có tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động cột sống thắt lưng trong điều trị Hội chứng thắt lưng hông.
2 So sánh kết quả điều trị phục hồi tổn thương mòn cổ răng bằng composite và glass ionomer cement / Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Kim Hương // .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 38-45 .- 610
So sánh kết quả điều trị phục hồi tổn thương mòn cổ răng bằng Composite và GIC. Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp lâm sàng với thiết kế nửa miệng: 36 bệnh nhân với 96 tổn thương mòn cổ răng chia 2 nhóm: nhóm 1 (n=48) được trám bằng Composite, nhóm 2 (n=48) được trám bằng GIC. Ngay sau điều trị, sau điều trị 1 tháng và 3 tháng, các răng đã phục hồi được đánh giá phản ứng tủy, hình thái miếng trám và mức độ thành công chung. Kết quả: Nhóm GIC đạt 100% kết quả Tốt ở tất cả các thời điểm. Nhóm Composite đạt phản ứng của tủy Tốt ngay sau điều trị, sau điều trị 1 tháng và sau điều trị 3 tháng lần lượt là: 87,5%, 93,8% và 97,9%; có 1 miếng trám (2,1%) có độ lưu giữ Trung bình, 2 miếng trám (4,2%) có đổi màu. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị phục hồi tổn thương mòn cổ răng giữa hai loại vật liệu Composite và GIC.
3 Thiết bị bộ xương ngoài phục hồi chức năng cho khớp gối với 6 bậc tự do / Huỳnh Long Triết Giang, Cái Việt Anh Dũng, Hồ Quang Hưng, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Minh Tâm // Khoa học Giáo dục Kỹ thuật (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- .- 616
Trình bày thiết kế chi tiết của thiết bị phục hồi chức năng chủ động cho khớp gối. Thiết bị có gắn động cơ, cảm biến mô-men và các cảm biến đo chuyển động cho phép hoạt động trong cả 2 chế độ: Thụ động và chủ động.
4 Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân hô hấp mạn tính / Đỗ Thị Tường Oanh // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 38 - 41 .- 610
Corticosteroid là các hormon steroid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và vai trò chức năng trong sự biệt hóa và trưởng thành của các mô của thai nhi. Do đó, corticosteroid thường được sử dụng cho tác dụng ức chế miễn dịch và chống viêm trong các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Crohn, viêm khớp dạng thấp và các bệnh viêm khác như hen suyễn, chấn thương não... Tùy thuộc vào đường dùng, tùy theo liều lượng, thời gian điều trị và loại hợp chất tổng hợp được sử dụng, nhiều tác dụng ngoại ý có thể xảy ra sau khi điều trị bằng corticosteroid và do vậy trong mỗi bệnh và quan trọng hơn, đối với từng bệnh nhân, những lợi ích và nguy cơ cần được đánh giá cẩn trọng, tránh lạm dụng corticosteroid.
5 Hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh do viêm cầu thận tại bệnh viện Chợ Rẫy / Trần Thị Bích Hương, Nguyễn Ngọc Lan Anh, Nguyễn Minh Tuấn // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 336 - 343 .- 610
Hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh (RPRF) cần chạy thận nhân tạo (TNT) ít gặp trên lâm sàng. Bài viết mô tả kết quả và các yếu tố ảnh hưởng lên sự hồi phục của 64 trường hợp (TH) RPRF do viêm cầu thận (VCT) có chạy TNT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2014 đến 2018.
6 Vai trò tế bào gốc tự thân và tập vận động phối hợp trong điều trị bại não ở trẻ em / Trần Thanh Tú, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Duy Chinh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 159-163 .- 610
Đánh giá hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương kết hợp phục hồi chức năng trong điều trị bại não ở trẻ em. Kết quả cho thấy tổng điểm GMFM - 88 sau ghép 3 tháng là 34,1 và sau 6 tháng là 40,9 (tăng hơn so với trước ghép 21,9). GMFM 66 sau can thiệp 3 tháng là 63,9 và sau 6 tháng là 75,0, tăng hơn trước can thiệp 30,1. Trẻ dưới 36 tháng phục hồi tốt hơn trẻ trên 36 tháng.
7 Thực trạng kiến thức về phục hồi chức năng sau đột quỵ não của người chăm sóc chính tại Nam Định năm 2016 / Phạm Thị Hoàng Yến, Trương Tuấn Anh, Nguyễn Trường Sơn // Y học thực hành .- 2017 .- Số 12 (1064) .- Tr. 2-4 .- 610
Mô tả thực trạng kiến thức về phục hồi chức năng sau đột quỵ não của người chăm sóc chính tại Nam Định năm 2016.
8 Yếu tố tiên lượng phục hồi chức năng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất / // Y học thực hành .- 2017 .- Số 09 (1056) .- Tr. 47-50 .- 610
Xác định một số yếu tố tiên lượng phục hồi chức năng sau 6 tháng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất.
9 Hào châm trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp do vi rút herpes simplex và vi rút đường ruột / Phạm Ngọc Thủy, Đặng Minh Hằng, Nguyễn Văn Thắng // Y học thực hành .- 2017 .- Số 5 (1042) .- Tr. 43-45 .- 610
Đánh giá tác dụng của Hào châm trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp do vi rút herpes simplex và vi rút đường ruột.
10 Đánh giá tác dụng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm Methycobal phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau viêm não / Nguyễn Đức Minh, Đặng Vũ Phương Linh, Đặng Minh Điềm,… // Y học thực hành .- 2016 .- Số 8 (1019)/2016 .- Tr. 9 – 15 .- 610
Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng phương pháp điện châm kết hợp với thủy châm Methycobal và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết hợp với thủy châm Methycobal ở bệnh nhi sau viêm não.