CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Năng lượng
1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành khí trong tiến trình xanh hoá năng lượng quốc giang / Trần Thanh Thu, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phạm Trung Kiên // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 68-73 .- 658
Chuyển dịch năng lượng quốc gia theo hướng xanh, bền vững, giảm phát thải đòi hỏi nỗ lực của doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực năng lượng; trong đó có doanh nghiệp ngành công nghiệp khí. Các doanh nghiệp khí hiện đang hoạt động khá phân tán, khoảng cách hiệu quả hoạt động lớn dẫn đến chuỗi giá trị ngành khí còn nhiều lỗ hồng. Một trong những lý do chính là năng lực khai thác và sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khí còn nhiều hạn chế. Bài viết này làm rõ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp khí những năm gần đây thông qua nghiên cứu đối sánh ba doanh nghiệp khí thuộc các khâu khác nhau của chuỗi giá trị ngành công nghiệp khí. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, bài viết đưa ra một số đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp khí, góp phần thúc đẩy tiến trình xanh hoá năng lượng tại Việt Nam.
2 Một số đánh giá về triển vọng nguồn cung năng lượng của Nga / Trần Đức Hiệp // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 22-24 .- 330
Hiện nay, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh phương Tây đối với Nga và việc Nga giảm cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu làm xáo trộn trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường năng lượng hóa thạch. Trong khi châu Âu có các lựa chọn thay thế nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga, vị thế cường quốc xuất khẩu nguyên liệu thô toàn cầu của Nga đang bị đe dọa. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, các biện pháp trừng phạt và cô lập ngày càng cứng rắn từ các thị trường phương Tây đối với Nga có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ngành năng lượng của Nga và tương lai của nước này với tư cách cường quốc nguyên liệu hóa thạch.
3 Tiêu dùng năng lượng, thương mại và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế / Phan Thị Thu Giang // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 112-120 .- 330
Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng trong các chương trình nghị sự tại các quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu đưa quốc gia vươn tới con đường thịnh vượng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của tiêu dùng năng ượng và thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu dùng năng lượng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, qua đó phản ánh vai trò rất quan trọng của an ninh năng lượng đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng khẳng định thương mại quốc tế có tác động tích cực đến tăng trưởng, đặc biệt là tại các phân vị thấp. Tuy vậy, chưa có bằng chứng rõ ràng của tác động FDI đến tăng trưởng.
4 Phát triển điện gió ở tỉnh Quảng Trị hiện nay / Lê Bá Tâm, Nguyễn Hải Lý // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 19-21 .- 658
Năng lượng nói chung và điện gió nói riêng là điều kiện cần thiết, không thể thiếu đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng bộ, toàn diện qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. Tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng công suất tăng thêm khoảng 3.000 MW để đạt công suất tích lũy 6.500 MW (điện gió trên bờ và gần bờ 1.200MW); sản lượng điện sản xuất năng lượng tái tạo đạt gần 11,2 tỷ kWh; Cơ bản thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.
5 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam / Lê Ngọc Phương Trầm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 62 - 64 .- 330
Tình trạng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu đang đòi hỏi tất các quốc gia phải có hành động ứng phó ngay lập tức. Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Hệ quả là, một trong những thách thức lớn mà các quốc gia phải đối mặt là cần mở rộng quy mô hệ thống năng lượng của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhưng không thể làm điều đó bằng cách sử dụng các công nghệ cũ trước đây. Nghiên cứu này dựa trên thực trạng ngành Năng lượng Việt Nam, chỉ ra các thách thức đối với ngành Nẵng lượng trong việc phát triển bền vững, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách trong thời gian tới.
6 Kinh nghiệm giải quyết hài hòa lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Hoàng Thị Thinh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 92-96 .- 363
Phát triển năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu không chỉ góp phần quan trọng nhằm ứng phó ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn mang lại những lợi ích to lớn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quốc gia. Để giải quyết bài toán phát triển năng lượng tái tạo trong tổng thể an ninh năng lượng thì việc áp dụng các chính sách kinh tế liên quan đến thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đảm bảo cân đối với phát triển kinh tế bền vững, hài hòa quan hệ lợi ích, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia chính là đòn bẩy quyết định đến thành công của việc phát triển ngành năng lượng tái tạo. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển năng lượng tái tạo có ý nghĩa cấp thiết đối với Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết vấn đề lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Liên bang Đức, trên cơ sở đó rút ra những bài học nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
7 Quản lý nhà nước về năng lượng điện mặt trời ở Việt Nam / Nguyễn Đức Dương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 48-51 .- 658
Nghiên cứu này tập trung làm rõ tiềm năng và cơ hội cho phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng phân tích thực trạng quản lý nhà nước về điện mặt trời ở Việt Nam, bao gồm thực trạng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời, công tác quy hoạch phát triển, công tác tuyên truyền về năng lượng mặt trời, thực trạng cấp phép và triển khai các dự án điện mặt trời trên cả nước...
8 Ứng dụng hệ thống quản lý năng lượng thông minh trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam / Đỗ Mạnh Cường // Tự động hóa ngày nay .- 2023 .- Số 263+264 .- Tr. 63-64 .- 004
Bài viết cung cấp một số thông tin tổng hợp cho lãnh đạo doanh nghiệp về xu hướng và cách thức triển khai hệ thống quản lý nguồn năng lượng của doanh nghiệp một cách bài bản và chuyên nghiệp, gia tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa.
9 Ứng dụng năng lượng sóng có tần số Radio điều trị hội chứng Wolff – Parkinson – White tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa / Lê Văn Cường, Dương Quang Hiệp // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 5(Tập 153) .- Tr. 26-31 .- 610
Nhằm đánh giá kết quả thăm dò điện sinh lý và điều trị hội chứng Wolff – Parkinson – White bằng năng lượng sóng có tần số Radio (RF) qua đường ống thông. Rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Hội chứng Wolff – Parkinson – White (WPW) là thể thường gặp nhất của hội chứng tiền kích thích với tần suất 0,1 – 0,03% trong điện tâm đồ thường quy. Hội chứng WPW được định nghĩa là có dấu hiệu của đường phụ điển hình trên điện tâm đồ bề mặt – dấu hiệu tiền kích thích, kết hợp với loạn nhịp nhanh tái phát thường xuyên. Kết quả cho thấy thăm dò điện sinh lý chẩn đoán chính xác vị trí đường dẫn truyền phụ trong hội chứng WPW. Triệt đốt các đường dẫn truyền phụ bằng năng lượng sóng có tần số radio với tỷ lệ thành công cao, triệt để và biến chứng thấp.
10 Kết nối năng lượng Việt Nam - Ấn Độ / Đặng Thu Thủy, Nguyễn Thị Oanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 7(116) .- Tr. 01-09 .- 330
Nhiều quốc gia thuộc châu Á đã và đang chuyển đổi nền kinh tế, đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân, dần trở thành khu vực trung tâm sôi động của thế giới (ESCAP, 2016). Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong khu vực đã đến nhu cầu năng lượng tăng mạnh. Để đạt được mục tiêu dài hạn về năng lượng bền vững thì các quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa các sáng kiến kết nối xuyên biên giới về năng lượng.