CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Âm vị học
1 So sánh hệ thống âm vị đoạn tính giữa tiếng Việt và tiếng Khmer (Campuchia) / Nguyễn Thị Thoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 94-99 .- 400
Hệ thống âm vị của tiếng Việt và tiếng Khmer có nhiều âm giống nhau từ phụ âm đầu, nguyên âm chính đến các âm cuối. Bên cạnh đó, giữa hai ngôn ngữ cũng có nhiều âm vị khác biệt. Tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ có quan hệ nguồn gốc gần gủi – cùng thuộc nhánh Môn – Khmer.
2 Hiệu ứng âm vị trong xử lí từ ghép tiếng Việt trong Ngữ lưu / Phạm Hiển, Đinh Thị Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 20-28 .- 400
Nghiên cứu các thuộc tính âm học gồm thông số cường độ, trường độ và cao độ của các từ ghép và các đơn vị tương đương có cấu trúc âm tiết tương tự nhau. Nghiên cứu này nhằm xác định xem các âm vị chung âm và các âm vị khởi âm trong từ ghép và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt.
3 Ngữ âm tiếng Việt hiện đại trên bảng phiên âm quốc tế IPA / Lê Thanh Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 38 - 42 .- 400
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Việc quốc tế hóa hệ thống âm thanh tiếng Việt có chú ý đến yếu tố phương ngữ trên bảng phên âm quốc tế nhằm giúp các nhà ngữ âm học thuận tiện hơn trong nghiên cứu ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu tiếng Việt trong sự so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ khác.
4 Những đường hướng xác lập cấu trúc âm vị học / Võ Đại Quang // .- 2019 .- Số 01 (281) .- Tr. 5- 15 .- 400
Bài viết nghiên cứu tổng quan về các cấu trúc âm vị học trên cứ liệu tiếng Anh nhằm mục đích giúp người đọc có cái nhìn khái quát về các đường hướng xác lập các loại cấu trúc âm vị học đa dạng. Kĩ thuật nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các kỹ thuật định tính thông dụng của loại hình nghiên cứu miêu tả như quan sát, phân tích tài liệu, suy luận, phạm trù hoá, hệ thống hoá, khái quát hoá, mô hình hoá, lược đồ hoá. Những vấn đề chính được trình bày trong bài viết: Những cách tiếp cận chủ yếu trong việc xác lập các cấu trúc âm vị học; Những điểm mạnh và hạn chế của các đường hướng nghiên cứu cấu trúc âm vị học; Một số cấu trúc âm vị học được xác lập theo các đường hướng nghiên cứu được trình bày trong bài viết.