CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kết cấu--Thép

  • Duyệt theo:
21 Ảnh hưởng của tham số bản sàn đến độ cứng liên kết dầm – cột trong kết cấu liên hợp thép – bê tông / PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, ThS. Trần Quang Đại // Xây dựng .- 2015 .- Số 7/2015 .- Tr. 84-87 .- 624

Giới thiệu về nút liên kết dầm – cột, cấu kiện dầm và dàn liên hợp trong kết cấu khung liên hợp thép – bê tông, và trình bày cách xác định độ cứng của liên kết dầm – cột điển hình theo tiêu chuẩn châu Âu. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tham số này đến độ cứng và kiến nghị các nhà chuyên môn trong việc điều chỉnh độ cứng của nút liên kết dầm – cột bằng cách điều chỉnh tham số bản sàn.

22 Ảnh hưởng của độ cứng liên kết đến sự phân phối nội lực của kết cấu khung liên hợp thép – bê tông / ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, PGS. TS. Vũ Quốc Anh, TS. Nghiêm Mạnh Hiến // Xây dựng .- 2015 .- Số 02/2015 .- Tr. 43-49 .- 624

Trình bày phương pháp xác định độ cứng của liên kết liên hợp dầm – cột theo tiêu chuẩn EUROCODE 4. Phân tích nội lực của khung liên hợp thép – bê tông với liên kết khớp, cứng và nửa cứng. Khảo sát ảnh hưởng của độ cứng liên kết dầm – cột đến sự phân phối nội lực của kết cấu khung liên hợp thép – bê tông thông qua việc khảo sát khung phẳng liên hợp thép – bê tông bằng phần mềm SAP2000.

23 Ảnh hưởng mức độ bền vững của liên kết chân cột đến nội lực và chuyển vị của kết cấu cột thép tự đứng / Trần Nhất Dũng, Vũ Ngọc Quang // Xây dựng .- 2014 .- Số 02/2014 .- Tr. 102-104. .- 624

Cột thép tự đứng (anten, cột điện…), sau khi đưa vào sử dụng, thường xuất hiện sự rung lắc, hoặc có chuyển vị ngang lớn hơn khá nhiều so với tính toán thiết kế. Bài báo nghiên cứu các nguyên nhân gây ra sự cố dạng này. Sử dụng một phần mềm do nhóm tác giả tự lập, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các liên kết giữa móng bê tông cốt thép với cột thép. Định lượng mức độ ảnh hưởng của sự không bền vững của liên kết, đến nội lực và chuyển vị của kết cấu cột thép. Qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho các thiết kế kết cấu tương tự.