CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thị trường--Bất động sản

  • Duyệt theo:
1 Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bất động sản của Việt Nam hiện nay / Nguyễn Phương Châm // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 123-127 .- 658

Trình bày tóm tắt lịch sử ra đời của hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam; chỉ ra sự cần thiết phải phát triển hoạt động xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam. Bài báo giới thiệu các phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bất động sản của các doanh nghiệp Việt Nam được Bộ Tài chính cấp phép thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động này phát triển.

2 Cơ hội và triển vọng cho thị trường bất động sản năm 2024 / Nguyễn Minh Phong // .- 2024 .- Số 01 - Tháng 01 .- Tr. 13-18 .- 333.33068

Trình bày Những cơ hội và triển vọng thị trường bất động sản năm 2024 và những thách thức và giải pháp cần có cho thị trường bất động sản.

3 Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường bất động sản tại các quốc gia trên thế giới và giải pháp cho Việt Nam hiện nay / Hồ Ngọc Tú, Phạm Quỳnh Lan // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 30 - 35 .- 332

Bài viết này sẽ phân tích mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và thị trường bất động sản từ lý thuyết đến thực tiễn tại các quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách tiền tệ thúc đẩy, hồi phục thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.

4 Thực trạng thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay / Bùi Bá Hiếu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 619 .- Tr. 19 - 21 .- 330

Bài viết tổng hợp, làm rõ một số vấn đề lý luận về thị trường bất động sản: khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường bất động sản. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường bất động sản giai đoạn 2010 hiện nay, bài viết chỉ ra những điểm hạn chế và đề xuất một số giải pháp để phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới.

5 Thị trường bất động sản Việt Nam sau đại dịch : cơ hội và thách thức / Lương Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Hữu Cường, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Xuân Tuấn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 8(229) .- Tr. 78-80 .- 333.33

Đại dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2020 và đến năm 2022 cuối cùng có vẻ như đã đến hồi kết - đây là một giai đoạn đặc biệt khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 2,58% là con số thấp nhất kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập. Cùng với sự đóng của nền kinh tế, sự trì trệ trong tăng trưởng kinh tế đã giáng một đòn rất mạnh vào các doanh nghiệp,vốn đã khó khăn nay lại chồng chất khó khăn. Bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu một số vấn đề xoay quanh chủ đề này.

6 Thị trường bất động sản Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Võ Phương Linh, Vũ Thị Ánh Huyền, Lê Thị Mỹ Hoa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 96-99 .- 332.64

Đánh giá thực trạng thị trường BĐS Việt Nam hiện nay, những khó khăn vướng mắc và kết quả đạt được trong lĩnh vực này. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị để phát triển bền vững thị trường BĐS góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy pahts triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

7 Điểm nhấn thị trường bất động sản Việt Nam năm 2021 và những dự báo năm 2022 / Trần Kim Chung // .- 2022 .- Số 770+771 .- Tr. 35-39 .- 650

Tình hình thị trường bất động sản năm 2021; Dự báo thị trường và đưa ra kiến nghị cho thị trường bất động sản năm 2022.

8 Để thị trường bất động sản phát triển bền vững: nhìn lại những lần sốt đất và bài học chính sách / Trần Mạnh Tuyến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 10 - 12 .- 658

Bài viết khảo cứu lịch sử bốn lần sốt đất trong lịch sử thị trường bất động sản Việt Nam; đề xuất một số giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản trong trung và dài hạn.

9 Nguồn lực tài chính thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển / Trần Kim Chung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.6 – 9 .- 332

Thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là đang dần bước vào giai đoạn tài chính hoá. Đóng góp của ngành Bất động sản vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2018 là o,6 %; Quan hệ giữa vốn và giá trị gia tăng ngành Bất động sản là o,5 %; Mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn và tăng trưởng và giá trị gia tăng ngành này đạt mức 0,2%. Các thông số trên chỉ ra rằng, cần có giải pháp đồng bộ, với ít nhất 10 luồng tiền vào thị trường bất động sản mới có thế có thể giúp thị trường này chuyển sang giai đoạn tài chính hoá và phát triển thành công.

10 Thực trạng và giải pháp khơi dòng vốn tín dụng cho thị trường bất động sản / Ngô Thu Giang, Đặng Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.16 – 19 .- 332.04

Thị trường bất động sản Việt Nam có nguồn vốn tín dụng chiếm tới 70%. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thị trường tiền tệ và thị trường Bất động sản, từ ngày 1/1/2019, các qui định đã được siết chặt lại, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng giảm từ 45% xuống còn 40% và hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản từ 150% tăng lên 200%. Điều này chắn chắn ảnh hưởng tới nguồn vốn chảy vào bất động sản và có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của Thị trường bất động sản. Để hiểu rõ vấn đề này, bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho thị trường bất động sản Việt Nam.