CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Tăng trưởng

  • Duyệt theo:
1 Tác động của đại dịch covid-19 đến kinh tế xã hội của Việt Nam / Bùi Văn Huyền, Đỗ Tất Cường // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 756 .- Tr. 6 - 10 .- 330

Đánh giá tác động của đại dịch covid -19 đến phát triển kinh tế xã hội và đề xuất một số định hướng chính sách để đưa nền kinh tế Việt Nam trở về quỹ đạo bình thường.

2 Phát triển kinh tế sáng tạo: xu thế toàn cầu và hàm ý cho Việt Nam / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.41 - 43 .- 330

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ hơn về phát triển công nghiệp sáng tạo. Nền kinh tế sáng tạo giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển kinh tế và làm giàu cho một quốc gia. Theo một nghiên cứu của Công ty tư vấn PwC, mức tăng trưởng của kinh tế sáng tạo ước tính sẽ vượt xa mức tăng trưởng kinh tế trung bình thế giới(4,6 % vào năm 2021, cao hơn 4,2 % mức trung bình của tất cả nền kinh tế). Bài viết trao đổi về xu thế phát triển kinh tế sáng tạo và đưa ra một khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam.

3 Đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 235 tháng 01 .- Tr 02-12 .- 330.124

Đánh giá thực trạng đổi mới chính trị trong mối quan hệ với đổi mới kinh tế suốt tiến trình đổi mới trong 30 năm qua, và tìm ra giải pháp để tiếp tục đổi mới chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Nếu xem đổi mới chính trị trước hết là đổi mới tư duy chính trị trong lĩnh vực kinh tế, thì đổi mới chính trị không đi sau đổi mới kinh tế mà diễn ra đồng thời với đổi mới kinh tế với nhiều thành tựu theo hướng dân chủ hóa và pháp quyền.

5 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế: tiếp cận từ góc độ nguồn nhân lực / Bùi Thanh // Nghiên cứu kinh tế .- 2011 .- Số 1 (392)/2011 .- Tr. 32-40. .- 330

Phân tích mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong đó, các điểm yếu của chính sách phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được mổ xẻ. Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

6 Thực hiện gói kích cầu: Không cắt giảm nhưng phải giám sát và nâng cao hiệu quả / Văn Yên // Thông tin Tài chính, Số 15 (419) - 8/ 2009 .- 2009 .- tr. 2 - 4 .- 332.4

Gói kích cầu là yếu tố đóng góp một phần tích cực cho nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh suy giảm toàn cầu. Để đạt được điều đó cần phải có sự giám sát kích cầu; Giám sát và nâng cao hiệu quả kích cầu.

7 Xử lý mối quan hệ giữa kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế / TS. Nguyễn Văn Lâm // Tạp chí Thuế nhà nước, Số 31 (245) - 8/2009 .- 2009 .- Tài chính .- tr. 25 -26 .- 330

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có vốn, cần mở rộng tín dụng ngân hàng một cách có hiệu quả, phải thực hiện chính sách  tiền tệ nới lỏng có kiểm soát. Và để kiềm chế lạm phát thì phải hạn chế tín dụng, hạn chế cung tiền, rút bớt tiền lưu thông về, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.