CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý--Thuế
1 Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 / Bùi Việt Hà // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 8(229) .- Tr. 28-32 .- 658
Từ một số tồn tại trong công tác quản lý thuế, bài viết đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức do hoạt động thương mại điện tử đặt ra, để từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử một cách chặt chẽ, công khai, minh bạch và thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, có thể đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam trong tình hình hiện nay.
2 Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ở Việt Nam / Nguyễn Đình Chiến, Lê Nam Thành // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 222 .- Tr. 76 - 79 .- 658
Bài viết tập trung phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, kiểm soát, ngăn ngừa và xử lý kịp thời hành vi chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết của các doanh nghiệp.
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam / Bùi Khánh Toàn // .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 11-14 .- 658
Quản lý rủi ro (QLRR) trong quản lý thuế là một yêu cầu tất yếu của quản lý thuế hiện đại. Thực tiễn sau hơn 10 năm áp dụng phương pháp QLRR cho thấy, ngành Thuế đã kiến nghị xây dựng và cơ bản hoàn thiện được hành lang pháp lý khá toàn diện để áp dụng QLRR trong quản lý thuế; xây dựng và hình thành kho cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế (NNT)…Tuy nhiên, QLRR trong quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế cần tiếp tục được khắc phục trong thời gian tới. Thông qua nghiên cứu thực trạng, nhận diện những tồn tại, hạn chế, bài viết đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLRR trong quản lý thuế.
4 Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam / Trương Bá Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 760 .- Tr. 09-12 .- 658.153
Quá trình cải cách hệ thống thuế của Việt Nam thời gian qua được thực hiện đồng bộ, đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới về chính sách với yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý thuế (QLT). Tuy nhiên, bối cảnh mới đã và đang đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý thuế, hướng đến quản lý thuế điện tử toàn diện, trên cơ sở tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế
5 Quản lý rủi ro trong quản lý thuế ở Việt Nam / Ngô Thùy Linh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 760 .- Tr. 17-20 .- 658.153
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là xu thế tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế. Việc áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế, đồng thời góp phần phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời và hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về thuế
6 Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi / Lê Xuân Trường // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 760 .- Tr. 21-25 .- 658.153
Bài viết khái quát bản chất của chuyển đổi số trong quản lý thuế, phân tích sự cần thiết phải chuyển đổi số trong quản lý thuế ở Việt Nam. Thông qua đánh giá quá trình số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý dữ liệu quản lý thuế ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua, bài viết chỉ ra Việt Nam đang ở đâu trong tiến trình chuyển đổi số ở lĩnh vực quản lý thuế và đề xuất một số khuyến nghị đẩy mạnh chuyển đổi số để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam thời gian tới.
7 Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế / Nguyễn Văn Phụng, Nguyễn Bằng Thắng, Nguyễn Thị Ngọc Lan // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 20-24 .- 658.3
Tại cơ quan thuế, con người đóng vai trò quyết định khi tham gia thực hiện tất cả các chức năng và nhiệm vụ được giao, do vậy, vấn đề quản trị nguồn nhân lực (QTNNL) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong xu hướng đổi mới cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý thuế, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành Cục Thuế doanh nghiệp lớn. Bài viết phân tích thực trạng QTNNL tại Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực của đơn vị này.
8 Hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Hà Đông / Nguyễn Đình Trường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 25-28 .- 658.153
Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Một số kiến nghị.
9 Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam / Hà Mai Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 41-44 .- 658.153
Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Thời gian qua, khu vực kinh tế này đã có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Năng suất lao động còn thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, cơ cấu sản phẩm, ngành nghề chưa đa dạng, chưa nhạy bén với thị trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là cơ chế chính sách cho khu vực kinh tế tư nhân chưa được hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển; trong đó, chính sách thuế dù đã có nhiều hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, nhưng trước yêu cầu mới, cần tiếp tục có sự đổi mới. Bài viết này nghiên cứu thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, qua đó làm rõ những ưu đãi về thuế đối với khu vực này. Bài viết này nghiên cứu thực trạng chính sách thuế đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam, qua đó làm rõ những ưu đãi về thuế đối với khu vực này.
10 Kinh nghiệm quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt của một số nước / Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 130-132 .- 658.153
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong các sắc thuế đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước và góp phần quản lý tiêu dùng. Làm thế nào để quản lý hiệu quả nguồn thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và người nộp thuế là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Bài viết làm rõ các vấn đề cần hoàn thiện về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và kinh nghiệm quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt của các nước hiện nay.