CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý nợ xấu
1 Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam / Nguyễn Hữu Khoa // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 66-69 .- 332.12
Nợ xấu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM). Sự gia tăng nợ xấu không chỉ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải gánh chịu chi phí dự phòng rủi ro cao, mà còn đẩy ngân hàng vào nguy cơ mất vốn và suy giảm khả năng thanh khoản. Hơn nữa, nợ xấu còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư và các đối tác. Những hệ lụy này cho thấy rằng việc kiểm soát và quản lý nợ xấu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả của ngân hàng. Bài viết tập trung phân tích thực trạng nợ xấu, thực trạng quản lý nợ xấu của Vietcombank, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nợ xấu của Vietcombank trong thời gian tới.
2 Tiêu chí đo lường khả năng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại / Hồ Hồng Phúc, Nguyễn Quốc Tùng, Mai Thị Trang, Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 Kỳ 2 tháng 01 .- Tr. 54 - 56 .- 332.024
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một chủ thể trong nền kinh tế, một dạng doanh nghiệp đặc biệt, vì vậy mọi yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu phát sinh khiến năng lực tài chính của NHTM suy giảm, từ đó các chức năng của NHTM như trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền của NHTM sẽ không được phát huy hiệu quả. Không chỉ tác động đến riêng NHTM, nợ xấu NHTM còn tác động gián tiếp tới mọi chủ thể khác của nền kinh tế từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… những đối tượng có quan hệ tài chính với NHTM. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cao sẽ khiến lưu thông vốn trong nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động SXKD bị đình trệ và kéo lùi tốc độ tăng trưởng cũng như ảnh hưởng tới sự an toàn trong phát triển bền vững mà nền kinh tế hướng đến. Nghiên cứu về quản lý nợ xấu, các tiêu chí đánh giá khả năng quản lý nợ xấu là rất quan trọng, vận dụng để đo lường, đánh giá đúng mức độ quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
3 Mô hình quản lý nơ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và định hướng giải pháp / Nguyễn Ngọc Ân // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 88-91 .- 332.12
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và một số khó khăn, thách thức trong quản ly nợ xấu của MB, bài viết đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện công tác quản ly nợ xấu tại Ngân hàng MB thời gian tới.
4 Các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam / Thái Đình Hoàng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 111-112 .- 332.12
Nợ công đang là vấn đề được quan tâm không chì của Việt Nam mà còn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tình trạng nợ công tại Việt Nam những năm qua vẫn ở mức cao, vượt quá giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong lẫn bên ngoài. Đứng trước vấn đề đó, thông qua bài viết này tác giả sẽ đi tìm hiểu, phân tích thực trạng nợ công tại Việt Nam trong những năm qua. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam.
5 Thực trạng và giải pháp quản lý nợ trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước / TS. Nguyễn Thị Hà // Tài chính .- 2015 .- Số 3 (605) tháng 3 .- Tr. 50-51 .- 658
Khái quát thực trạng nợ cũng như công tác quản lý nợ và đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý nợ của các tập đoàn, tổng công ty.
6 Quản lý nợ xấu từ hai cuộc khủng hoảng 1997 và 2008 của một số quốc gia: Bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam / ThS. Trương Thị Đức Giang // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 01/2014 .- Tr. 40-42. .- 332.12
Trình bày kinh nghiệm quản lý nợ xấu từ hai cuộc khủng hoảng 1997 và 2008 của các quốc gia trên thế giới, việc áp dụng kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới vào hoạt động quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.