CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiểu thuyết--Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Phi trung tâm và thủ pháp mờ hóa nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam / Nguyễn Thị Phương Nghi // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 130-136 .- 895

Khai thác hai phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật nói trên trong các tiểu thuyết về đề tài chiến tranh biên giới Tây Nam nhằm chỉ ra những đóng góp của các nhà văn trong tiến trình phát triển tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới, đồng thời, soi chiếu đa diện những vấn đề con người trong tiểu thuyết ở đề tài này.

2 Nghiên cứu phương pháp dịch từ văn hóa trong bản dịch tiếng Anh tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của tác giả Bảo Ninh và phản hồi của độc giả / Nguyễn Thị Thu Hướng, Vũ Thị Thùy Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 39-47 .- 400

So sánh và phân tích các từ văn hóa Việt Nam trong bản gốc và bản dịch tiếng Anh tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh thông qua 2 chiến lược dịch thuật chính là ngoại lai hóa và bản địa hóa cũng như 4 khía cạnh của từ văn hóa bao gồm các mục địa lí, dân tộc, văn hóa xã hội và tên riêng. Đồng thời, thông qua đó, đánh giá mức độ cảm nhận và thấu hiểu của độc giả.

3 Tiểu thuyết Việt Nam trung đại viết về đề tài lịch sử / Vũ Thanh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 6(604) .- Tr. 10-20 .- 800

Phân chia tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam viết về đề tài lịch sử thành các thể loại nhỏ hơn và từ đó đề xuất cách gọi cho từng loại. Bài viết đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam trung đại viết về đề tài lịch sử, bao gồm: tiểu thuyết biên niên sử viết về lịch sử đương thời, tiểu thuyết lịch sử viết về quá khứ và đi sâu tìm hiểu thuyết biên niên sử.

4 Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng / Nguyễn Thành // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 2(600) .- Tr. 23-29 .- 800.01

Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng là một thể thống nhất của cái tôi trải nghiệm đời sống hiện tồn nhiều bất trắc và phi lí với thế giới tâm thức nhạy cảm, nhân bản và hướng thiện của người kể chuyện đầy nữ tính. Với ba tiểu thuyết đã được xuất bản, Đoàn Minh Phượng đã định hình một lối viết với những tìm tòi, sáng tạo và khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn đương đại.

5 Khuynh hưỡng hiện thực huyền ảo với việc xử lí đề tài trong tiểu thuyêt Việt Nam đương đại / Trương Thị Kim Anh // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (1) .- Tr. 23-36 .- 800.01

Tìm hiểu những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua việc xử lí đề tài theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ra đời đã chi phối mạnh mẽ đến việc đổi mới quan niệm đề tài trong tiểu thuyết đương đại, trong đó đáng chú ý là các đề tài chiến tranh, nông thôn và đô thị.

6 Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh giai đoạn 1900 – 1930 từ góc nhìn văn hóa / Nguyễn Thị Linh Chi // .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 105 - 114 .- 400

Bài viết tiếp cận tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh dưới góc nhìn văn hóa nhằm soi sáng những vỉa quặng văn hóa Nam bộ đậm nét trong sáng tác của ông.

8 Mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài chủ đề của tiểu thuyết Bến không chồng / Phan Thị Hà Thắm // .- 2018 .- Số 9 (559) .- Tr. 124 - 131 .- 400

Tìm hiểu biểu hiện của mạch lạc trong quan hệ giữa đề tài chủ đề vì việc xác định đề tài, chủ đề và sự thống nhất của hai yếu tố này tạo nên tính logic trong nội dung diễn ngôn.

9 Ngôn ngữ tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại / Vũ Thị Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Tr. 104 - 108 .- Tr. 104 - 108 .- 400

Cùng với sự “cởi trói” của tư tưởng hệ và xu hướng toàn cầu hóa, yếu tố tính dục trong văn chương nói chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang mở rộng đến không giới hạn.Về phương diện biểu hiện, ngôn ngữ tính dục trở thành một phương thức nghệ thuật được sử dụng một cách tối đa, như là ưu thế của tiểu thuyết đương đại.

10 “Carnaval hóa” trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại / Vũ Thị Thanh Hoài // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 73- 84 .- 800

Đời sống trần thế hiện lên trong văn học qua lăng kính carnaval thể hiện ở những tiếp xúc suồng sã, những hôn phối chênh lệch, những trò hóa trang và mê hoặc, những hình tượng cặp đôi tương phản, những sự tấn phong – hạ bệ ...Tất cả tạo nên một “carnaval hóa” đặc sắc, làm phong phú truyền thống hài hước của văn học dân tộc.