CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Stress
1 Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tim mạch tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội / Dương Văn Quân, Bạch Thị Thảo // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 198-205 .- 610
Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng stress và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tim mạch tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 418 bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ tháng 5/2023 đến tháng 1/2024.
2 Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên ngành du lịch khi thực hiện học phần khóa luận tốt nghiệp / Lê Thái Phượng // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 113-124 .- 910
Nghiên cứu này tập trung vào sinh viên khối ngành du lịch nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng vấn đề stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên khi thực hiện học phần khóa luận tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hướng cho các trường đại học nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên ngành du lịch khi thực hiện học phần khóa luận tốt nghiệp.
3 Một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình / Lê Thị Kiều Hạnh, Ngô Văn Toàn, Vũ Minh Hải, Trần Quỳnh Anh // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 253-262 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 520 nhân viên y tế làm việc tại 2 bệnh viện Đại học Y (Thái Bình và Hà Nội) từ tháng 6 đến tháng 12/2021. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế. Để xác định các mối liên quan, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo DASS-21 và bộ câu hỏi tự điền khuyết danh.
4 Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở điều dưỡng / Nguyễn Thị Thanh Trúc, Ngô Thị Dung, Lê Thị Kim Chi, Nguyễn Hồng Thiệp, Nguyễn Thị Ngọc Hân // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 335-342 .- 610
Stress, lo âu, trầm cảm liên quan đến nghề nghiệp là một vấn đề phổ biến ở nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng. Tình trạng stress, lo âu, căng thẳng không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của điều dưỡng, mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh. Mục tiêu: mô tả mức độ stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan đến stress. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 94 điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5 Yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng / Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 171-178 .- 610
Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng. Có bốn nhóm yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng là môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân và vấn đề tài chính. Stress là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở đối tượng sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các yếu tố liên quan đến môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân, vấn đề tài chính đều làm tăng nguy cơ stress ở sinh viên điều dưỡng. Gia đình và nhà trường nên có biện pháp quản lý các yếu tố liên đến stress để giảm tình trạng stress cho sinh viên như: trang bị thêm kiến thức về sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, có biện pháp giảm áp lực học tập cho sinh viên và hỗ trợ tài chính với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
6 Thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020 / Trần Thu Hằng, Văn Đình Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 186-194 .- 610
Nhằm mô tả thực trạng trầm cảm , lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020. Tỷ lệ người sử dụng ma túy xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress khá cao lần lượt là 31,7%, 64,3%, 22,8%. Dấu hiệu trầm cảm ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: nhóm tuổi >= 41 tuổi, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Trong khi đó, dấu hiệu stress ở người sử dụng ma túy có mối liên quan với các yếu tố: tần suất sử dụng đồ uống có cồn, tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, mức độ nguy cơ do dùng chất dạng thuốc phiện và tiền sử không tiêm chích ma túy. Kết quả nghiên cứu gợi ý những can thiệp về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là vấn đề trầm cảm cần tập trung vào nhóm sử dụng ma túy trên 41 tuổi. Tăng cường khám và điều trị tâm thần cho người sử dụng ma túy, đặc biệt ở nhóm không tiêm chích ma túy; nhóm sử dụng đồ uống có cồn, chất dạng thuốc phiện hàng tuần.
7 Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ năm 2020 / Dương Văn Quân, Lê Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 410-416 .- 610
Trình bày căng thẳng nghề nghiệp (stress) của người lao động tại Công ty Cổ phần gạch men Ý Mỹ năm 2020. Căng thẳng nghề nghiệp được định nghĩa là sự mất cân bằng giữa yêu cầu lao động và khả năng lao động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của căng thẳng nghề nghiệp kéo dài liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của cá thể, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thể chất của người lao động. Tuy đã có nhiều cải tiến trong quy trình sản xuất, với các công nghệ mới, ứng dụng dây chuyền tự động hóa để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng ngành gạch men vẫn được coi là một ngành công nghiệp nặng với nhiều khâu sản xuất nguy hiểm, nặng nhọc. Chế độ ca kíp, cường độ lao động liêm tục và làm việc trong thời gian dài nhất là lao động thời vụ. Các yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động gây ra căng thẳng nghề nghiệp, làm giảm năng suất lao động.
8 Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng năm 2020 / Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Văn Tuấn // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 159-166 .- 610
Nhằm mô tả thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng y tế Hải Phòng năm 2020. Stress là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng. Khi gặp tình huống stress, cơ thể phản ứng với các tác nhân gây stress để thích nghi, nếu không có khả năng thích nghi thì stress trở thành bệnh lý. Sinh viên cảm nhận stress nhiều nhất là do vấn đề tài chính, tiếp theo là vấn đề học tập, môi trường thực tập lâm sàng và vấn đề cá nhân. Nhà trường, gia đình và xã hội nên có các biện pháp giúp giảm tình trạng stress ở sinh viên điều dưỡng.
9 Các chỉ số phân tích quan trọng dùng trong nghiên cứu đánh giá khả năng chịu mặn ở thực vật / Hoàng Thị Lan Xuân, Nguyễn Thị Phương Thảo // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 2(Tập 19) .- Tr. 197-212 .- 570
Phân tích những chỉ số quan trọng dùng trong việc đánh giá về khả năng chịu mặn của cây để thu thập bộ dữ liệu đầy đủ liên quan đến thay đổi hình thái và điều chỉnh sinh lý, sinh hóa và phân tử; hoặc từ các phân tích ở quy mô –omics để có cái nhìn tổng quan về mạng lưới các con đường tham gia đáp ứng mặn. Trong số các nhân tố stress phi sinh học, stress mặn là một trong những mối đe dọa chính, gây ra độc ion nội bào, stress mất nước và stress oxy hóa. Tác động của stress mặn được dự báo là ngày càng nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Vì vậy, phát triển các giống cây trồng mới có khả năng chịu mặn tốt hơn bằng phương lai tạo truyền thống hay bằng kỹ thuật di truyền luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học.
10 Mức độ stress oxy hóa và đứt gãy DNA của tinh trùng ở nam giới vô sinh / Vũ Thị Huyền, Trần Đức Phấn, Nguyễn Thị Trang // .- 2019 .- Số 110(1) .- Tr. 25-31 .- 610
Stress oxy hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh nam. Stress oxy hóa gây tổn thương màng tinh trùng, do đó làm giảm khả năng di động và ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của tinh trùng. Việc xác định mức độ stress oxy hóa là rất cần thiết trong chẩn đoán và điều trị vô sinh nam. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối liên quan giữa các mức độ stress oxy hóa trong tinh trùng với tỷ lệ đứt gẫy DNA tinh trùng. 50 bệnh nhân nam vô sinh (theo Tổ chức Y tế Thế giới 2010) được xét nghiệm tinh dịch đồ, đo mật độ đứt gãy tinh trùng bằng kit Halosperm và xác định mức độ stress oxy hóa bằng kit Oxisperm của hãng Halotech. Kết quả cho thấy mức độ stress oxy hóa có mối tương quan tỷ lệ nghịch với mật độ (r =- 0.484, p < 0,01 ), độ di động (-0.353, p < 0,01) và hình thái bình thường (-0.4, p < 0,01) của tinh trùng, đồng thời có mối tương quan thuận với tỷ lệ đứt gãy DNA của tinh trùng với hệ số tương quan r = 0,631 (p < 0,01). Nghiên cứu này đã chỉ ra mức độ stress oxy hóa cao có liên quan đến tỷ lệ đứt gãy DNA của tinh trùng. Do đó việc đánh giá mức độ stress oxy hóa trong tinh trùng và tỷ lệ đứt gẫy DNA tinh trùng góp phần quan trọng trong điều trị vô sinh nam và tăng tỷ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.