CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp--Doanh nhân

  • Duyệt theo:
1 Khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình / Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 121 - 123 .- 658

Có nhiều lý do tích cực để khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình, bao gồm: Tìm kiếm thu nhập cho các thành viên trong gia đình, việc làm cho bản thân, tận dụng hiệu quả lực lượng lao động là các thành viên gia đình và có một doanh nghiệp để truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Khi các thành viên gia đình được cùng tham gia kinh doanh, họ có được kinh nghiệm làm việc đồng thời với việc kiếm được thu nhập, thậm chí có thể được hưởng lợi từ giảm thuế kinh doanh gia đình. Tuy nhiên, làm việc cùng nhau có thể gây ra rạn nứt trong quan hệ gia đình nếu công ty không có kế hoạch tốt từ đầu. Vì vậy, cần hiểu rõ về doanh nghiệp gia đình, những ưu, nhược điểm của mô hình này, từ đó có kế hoạch kinh doanh đúng đắn.

2 Vai trò của vốn xã hội đến tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa / Bùi Xuân Biên, Hoàng Trần Hậu, Nguyễn Thị Thúy Nga, Trần Thị Phương Dịu // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 12-19 .- 332.12

Nghiên cứu điều tra tác động của vốn xã hội đối với việc tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Sử dụng mô hình kinh tế lượng vi mô với dữ liệu mảng SMEs trong giai đoạn 2009-15, kết quả cho thấy rằng các doanh nhân dành nhiều thời gian hơn cho các mối quan hệ xã hội có nhiều khả năng nhận được khoản vay từ các ngân hàng thương mại và các khoản vốn phi chính thức. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi chủ doanh nghiệp là đảng viên cũng giúp cải thiện tiếp cận tín dụng. Những mối quan hệ tích cực giữa vốn xã hội và tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khuyến nghị các doanh nghiệp cần cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của mạng lưới.

3 Đổi mới doanh nghiệp dân doanh Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa: Triển vọng và thách thức / Diệp Thanh Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- Tr. 31-39 .- 658.1

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 996 doanh nghiệp dân doanh tham gia trong dự án khảo sát doanh nghiệp năm 2015 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam để đánh giá các hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam đã có khuynh hướng đổi mới ở tất cả các hình thức, nhưng việc đổi mới chủ yếu diễn ra dưới hình thức đổi mới sản phẩm, dịch vụ; trong khi đó, đổi mới trong tổ chức quản lý vẫn diễn ra chậm. Nhìn chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong, phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp của cả nước thì việc họ ít có các hoạt động đổi mới là thử thách đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.