CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Đầu tư
1 Bảo đảm đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư theo pháp luật đầu tư Việt Nam / Lê Văn Tranh // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 62- 79 .- 340
Bài viết tập trung làm rõ quy định về bảo đảm đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư theo pháp luật đầu tư Việt Nam. Theo đó, bài viết bao gồm ba nội dung chính: 1) Khung pháp lí bảo đảm quyền đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư; 2) Nội dung bảo đảm quyền đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư; 3) Một số nhận xét và định hướng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy định về chính sách bảo vệ nhà đầu tư đã và đang được thay đổi, từng bước hoàn thiện. Mục đích của sự thay đổi, hoàn thiện là nhằm khai thác tốt hơn lợi thế, nguồn lực do đầu tư mang lại cũng như bảo đảm tốt hơn về quyền và lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật đầu tư vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần phải tiếp tục được hoàn thiện để làm tốt hơn vai trò thu hút, bảo vệ và phát triển các quan hệ đầu tư kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tối ưu hoá lợi thế cạnh tranh thông qua hợp lí hoá các quy định pháp luật hướng đến lợi ích bền vững giữa nhà nước và nhà đầu tư.
2 Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh : Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Thị Hoa Cúc, Nguyễn Minh Phú // .- 2023 .- Số 12 - Tháng 12 .- Tr. 38-42 .- 340
Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), bài viết chỉ ra sự cần thiết của việc ghi nhận thêm yêu cầu thành lập đối với ban điều phối trong hợp đồng BCC, kiến nghị quy định quyền được ưu tiên biểu quyết của nhà đầu tư góp nhiều vốn, cũng như đề xuất thay đổi một số điều khoản còn mâu thuẫn trong pháp luật điều chỉnh chung cho quan hệ hợp đồng BCC.
3 Những điểm mới của Luật đầu tư năm 2020 có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh bất động sản và một số đánh giá / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 1(140) .- Tr. 55-66 .- 340
Luật Đầu tư năm 2020 đã có những thay đổi nhất định liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua các quy định sửa đổi, bổ sung đối với Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Bài viết này sẽ phân tích các điểm mới nói trên và có những đánh giá nhất định nhằm định hướng cho các chủ thể kinh doanh bất động sản trong thời gian tới.
4 Luật về PPP và những điểm mới kỳ vọng tạo đột phá thu hút khu vực tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công - tư / PGS. TS. Nguyễn Hồng Thái // Giao thông vận tải .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 108-111 .- 343
Đề cập tới những điểm mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư số 64/2020/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 so với quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/05/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, chỉ ra trách nhiệm và vấn đề Chính phủ cần triển khai khi thực hiện luật PPP.
5 Kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và luật doanh nghiệp / Bùi Xuân Hải // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 12 (388) .- Tr. 29 – 33 .- 340
Tự do kinh doanh là một quyền hiến định, được cụ thể hóa tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014. Quyền tự do kinh doanh bao gồm nhiều quyền cụ thể, trong đó có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh và quy mô kinh doanh. Trong những năm qua, Việt Nam luôn coi trọng vai trò của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đối với nền kinh tế. Ở nước ta hiện nay, có khoảng trên 4 triệu hộ kinh doanh đang tạo ra hàng chục triệu việc làm và đóng góp không nhỏ trong GDP. Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (tháng 6/2019) đã có một số quy định mang tính đột phá về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, để cho những sửa đổi phát huy được hiệu quả trên thực tế, Dự thảo luật cần được tiếp tục hoàn thiện.
6 Phát triển bền vững và hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài – Nhìn từ góc độ Luật và chính sách của Trung Quốc / Vũ Duy Cương // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 4 (99) .- Tr. 20 – 27 .- 346.597
Trình bày khái quát về “phát triển bền vững” trong quan hệ với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vài nét về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc; Quy định về việc triển khai “Phát triển bền vững” trong hoạt động nước ngoài của Trung Quốc; Một số kiến nghị cho Việt Nam với tư cách quốc gia tiếp nhận đầu tư.
7 Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng đối tác công tư / Lê Hương Giang // Nhà nước và pháp luật .- 2016 .- Số 5 (337) .- Tr.50 – 57 .- 343.07 597
Trình bày quá trình phát triển của pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư, đồng thời phân tích bản chất pháp lý và bình luận một số quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về loại hợp đồng này.
8 Bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay / Ngô Vĩnh Bạch Dương, Nguyễn Thu Dung // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 48-51 .- 340
Phân tích, đánh giá các quy định pháp lý của Việt Nam về bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp Nhà nước có sự thay đổi về chính sách và pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
9 Thực thu quy định về ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo luật đầu tư năm 2014 / Nguyễn Thị Dung // Luật học .- 2016 .- Số 1(188) tháng 1 .- Tr. 19-27 .- 341.752
Bài viết phân tích những vấn đề pháp lí tiếp tự đặt ra liên quan đến ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau khi Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực pháp luật.
10 Khung pháp luật dành cho Khu vực đầu tư ASEAN và những tác động đối với các nước thành viên / Hoàng Phước Hiệp // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 60-70 .- 340
Giới thiệu những nội dung cơ bản của khung pháp luật dành cho Khu vực đầu tư ASEAN, những tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách, pháp luật đầu tư các nước ASEAN và từ đó xác định nhiệm vụ của Việt Nam trong thời gian tới.