CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Giáo dục--Việt Nam
1 Điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non : một số bất cập và kiến nghị / Lê Thị Thúy Hương, Lê Nhật Bảo // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 107-114 .- 340
Luật Giáo dục năm 2019 ra đời thay thế cho Luật Giáo dục năm 2005 với nhiều thay đổi đáng ghi nhận, một trong số đó là các quy định về điều kiện thành lập trường, điều kiện được phép hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bên cạnh những điểm mới đáng ghi nhận thì vấn đề về điều kiện thành lập, hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn đang tồn tại nhiều hạn chế, gây cản trở quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Bài viết trình bày một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
2 Điều kiện thành lập, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục: Cơ sở thiết lập và định hưởng hoàn thiện / Nguyễn Tuấn Vũ, Nguyễn Thị Thương // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 98- 114 .- 340
Bài viết nghiên cứu các cơ sở lý luận và các yếu tố chi phối điều kiện thành lập và hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục, từ đó đánh giá khung pháp lý về điều kiện thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học tư thục hiện nay và đề xuất những gợi ý hoàn thiện.
3 Qui chế mới về đào tạo trình độ đại học / Nguyễn Thị Nhung // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.41 - 43 .- 344.59707
Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
4 Hoàn thiện hoạt động thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa và các gợi ý từ kinh nghiệm của Hàn Quốc / Đặng Tất Dũng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 18(394) .- Tr. 59 – 64 .- 340
Luật Giáo dục năm 2019 được ban hành để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó bao gồm định hướng mới về biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa. Theo đó, việc biên soạn sách giáo khoa được xã hội hóa và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định các khung quy chuẩn để thẩm định và lựa chọn. Để góp ý hoàn thiện các quy định của pháp luật về phân loại, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa theo định hướng mới này, bài viết có nêu các kinh nghiệm từ Hàn Quốc để tham khảo.
5 Luật giáo dục đại học – Một số đề nghị và những nội dung cần sửa đổi / Phạm Thị Ly // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 3 (708) .- Tr. 4 – 6 .- 344.59707
Luật Giáo dục đại học năm 2012 ( có hiệu lực từ 1/1/2013) sau 5 năm triển khai đã bộc lộ một số bất cập, đặt ra yêu cầu cần được sửa đổi, bổ sung tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hệ thống giáo dục đại học ở nước ta phát triển bền vững. Bài viết phân tích những điểm bất cập và đề xuất hướng sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
6 Một số vấn đề trong xây dựng, hoàn thiện dự án Luật giáo dục đại học / GS. TS. Vương Đình Huệ // Tài chính .- 2011 .- Số 12/2011 .- Tr. 5-8. .- 370
Trình bày chính sách của Nhà nước đối với phát triển giáo dục đại học, vấn đề liên quan đến quy định mô hình các đại học, vấn đề liên quan đến Hội đồng trường, vấn đề liên quan đến cơ sở giáo dục đại học có yếu tố nước ngoài, về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, về vấn đề liên quan đến quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, về nguồn tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học, về quản lý và sử dụng tài chính của cơ sở giáo dục đại học.