CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Miễn trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền / Nguyễn Văn Hùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 07 (455) .- Tr. 46- 50 .- 340

Tác giả phân tích các quy định của pháp luật về trường hợp miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phân tích bình luận một số tình huống áp dụng quy định này trong thực tiễn và đưa ra các kiến nghị.

2 Ý chí của pháp nhân thương mại phạm tội / Trần Thị Thanh Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 606 .- Tr. 07-09 .- 340

Bài viết xác định bản chất pháp nhân thương mại phạm tội, xác định các hình thức lỗi của chính pháp thương mại nhân có ý nghĩa quan trọng để đánh giá và hoàn thiện về các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay đối pháp nhân thương mại phạm tội.

3 Pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam / Nguyễn Minh Đức // Luật học .- 2021 .- Số 12 .- Tr.20 - 31 .- 346.5970702632

Yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ pháp lí, cam kết cho pháp luật sư nước ngoài cũng như tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt nam đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi mở cửa, Việt nam tiếp nhận làn sóng đầu tư nước ngoài, tuy nhiên với một thị trường mới, các nhà đầu tư nước ngoài cần và buộc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lí mang tính quốc tế, do các hàng luật toàn cầu cung cấp ngày một tăng cao. Bài Viết làm rõ qui định của pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài, tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

4 Tư pháp quốc tế và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Thực tiễn ở Mỹ, châu Âu và khả năng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân sự cố môi trường Formosa ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Trinh // Khoa học pháp lý .- 2020 .- Số 2(132) .- Tr. 109 – 116 .- 340

Bài viết khảo sát các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với các công ty mẹ thường trú ở Mỹ và châu Âu để đưa ra những nhận định về khả năng thành công của các đơn kiện này ở cấp độ thẩm quyền của toà án và nội dung luật áp dụng.

5 Bản chất pháp lí của hoà giải thương mại / Lê Hương Giang // Luật học .- 2019 .- Số 10 (2019) .- Tr.3 – 13 .- 340

Hoà giải là vấn đề không quá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên, hoà giải thương mại với tư cách phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, dùng để thay thế cho các phương thức tố tụng như trọng tài hay toà án lại là vấn đề có tính thời sự, đặc biệt khi Việt Nam đã có quy định pháp lý rõ ràng hơn thông qua việc Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về hoà giải thương mại. Do đó, hoà giải thương mại dưới góc độ lí luận sẽ góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về hoà giải thương mại. Bài viết hệ thống hoá và nêu lên khái niệm của hoà giải thương mại dưới góc độ quan điểm học thuật và pháp lí, phân tích đặc điểm pháp lí cơ bản của hoà giải thương mại, từ đó làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật về hoà giải thương mại trong thời gian tới.

6 Thẩm quyền của trọng tài thương mại quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 / Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huyền Trang // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 3 – 12 .- 340

Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng, có tác động không nhỏ đến phạm vi hoạt động và qua đó, tác động đến vai trò của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh ở Việt Nam. Bài viết bình luận các vấn đề có liên quan về nội dung và hình thức của Điều luật bao gồm: Việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại so với quy định trước đây và nhận xét về cách thức quy định về thẩm quyền trọng tài thương mại trong tương quan giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

7 Pháp luật về gia nhập thị trường ở Việt Nam hiện nay / Phạm Hữu Nghị, Nguyễn Thu Dung // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 11 (367) .- Tr. 43 – 51 .- 410

Bài viết phân tích, đánh giá pháp luật về gia nhập thị trường ở Việt Nam, qua đó, các tác giả đưa ra những đánh giá mặt tích cực, đồng thời chỉ ra những hạn chế của pháp luật về trình tự, thủ tục gia nhập thị trường, về điều kiện kinh doanh và các nguồn lực gia nhập thị trường.

8 Chuyển giao quyền thương mại từ quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại / Đồng Đức Duy, Trần Thùy Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 507 tháng 12 .- Tr. 51-53 .- 343.59707402632

Điều kiện chuyển giao quyền thương mại; Quyền từ cối việc chuyển giao của bên nhượng quyền; Những gợi ý cho các bên khi thỏa thuận về các trường hợp bên nhượng quyền có quyền từ chối việc chuyển giao quyền.

9 Bàn về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo điều 3 của Công ước Vienna 1980 / ThS. Lê Tấn Phát, ThS. Nguyễn Hoàng Thái Hy // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 6 (100)/2016 .- Tr. 56 – 64 .- 340

Thông qua việc phân tích các tiêu chí của quy định trên thế giới, tác giả tìm ra xu hướng giải thích một cách chung nhất phạm vi áp dụng theo nội dung của Công ước Vienna về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc.

10 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của ASEAN / NCS.ThS. Lê Minh Tiến // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 6 (100)/2016 .- Tr. 65 – 70 .- 340

Tập trung phân tích, bình luận và đánh giá hai cách thức chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà ASEAN hiện đang triển khai: cấp giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền quốc gia thành viên thực hiện và tự chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tiến hành.