CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hàn Quốc
1 Một số thành tựu và nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001 -2010 / Nguyễn Anh Chương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 31 - 40 .- 330
Bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, trong bối cảnh tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, Hàn Quốc đã nhanh chóng vượt qua và vươn lên trở thành một quốc gia phát triển. Việc kịp thời áp dụng thực hiện nhiều chính sách, biện pháp mang tính sáng tạo, đột phá là nguyên nhân cơ bản giúp cho nền kinh tế của nước này đạt được nhiều thành tựu. Trong vòng 10 năm (2001-2010), quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc liên tục phát triển; các chỉ số phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, quan hệ thương mại và đầu tư... đều gia tăng mạnh mẽ. Những thành tựu này giúp Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển, là một trong bốn “con rồng châu Á” và gia nhập vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). Bài viết tập trung làm rõ những thành tựu và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2010, từ đó đưa ra một số kết luận.
2 Ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 3 - 12 .- 327
Trong nhiệm kỳ của Tông thông Moon Jae-in, Hàn Quôc đã chủ động thực hiện nhất quán chính sách “hướng Nam mới” (The New Southern Policy) nhằm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và Ân Độ. Với vị thế quốc tế ngày càng cao lại có thành tựu phát triển kinh tế nổi bật, Việt Nam được Hàn Quốc đặc biệt quan tâm trong quá trình triển khai chính sách này. Trên cơ sở đó, quan hệ giữa hai nước đã đạt được nhiều bước tiến toàn diện và đột phá trên các lĩnh vực hợp tác, trong đó có chính trị - ngoại giao. Xuất phát từ thực tiền đó, bài viết tập trung phân tích những kết quả đạt được, đồng thời xác định những hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với bộ đôi đối tác chiến lược toàn diện trong thế kỷ XXL
3 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh ở Hàn Quốc / Cấn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 116-119 .- 330
Hàn Quốc là quốc gia phát triển mạnh về công nghiệp, tuy nhiên, để kinh tế phát triển bền vững, nền nông nghiệp cũng đóng góp quan trọng. Những năm gần đây, Hàn Quốc thực hiện nhiều chiến lược, chính sách phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, với tỷ lệ đầu tư nghiên cứu, phát triển cho lĩnh vực này ngày càng cao. Nông nghiệp công nghệ cao tại Hàn Quốc phát triển với nhiều bước tiến vượt trội nhờ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0.
4 Pháp luật Hàn Quốc về tái sử dụng nước mưa và kinh nghiệm cho Việt Nam / Phan Vĩnh Tuấn Anh // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 124 – 136 .- 340
Trong vấn đề quản lí tài nguyên nước, trách nhiệm tái sử dụng nước thải (bao gồm cả nước mưa) đang được nhiều quốc gia ghi nhận chính thức là một trong những chính sách cơ bản về bảo vệ môi trường và quản lí tài nguyên thiên nhiên. Tại Hàn Quốc, để giải quyết thách thức về sự thiếu hụt nguồn nước quốc gia, ngay từ sớm, các chính sách nhằm tăng cường hiệu quả quản lí, khai thác và tái sử dụng nước mưa đã được thiết lập. Trong bối cảnh Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để hoàn thiện pháp luật về quản lí và sử dụng tài nguyên nước, các quy định của pháp luật Hàn Quốc có thể là các kinh nghiệm lập pháp có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn. Bài viết giới thiệu, phân tích pháp luật tái sử dụng nước của Hàn Quốc với trọng tâm là quy định về quản lí, vận hành công trình sử dụng nước mưa. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích hiện trạng pháp luật Việt Nam, bài viết đề xuất các kiến nghị lập pháp về tái sử dụng nước mưa trong tương lai trên cơ sở học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của Hàn Quốc.
5 Đặc điểm lỗi phiên dịch của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc – trường Đại học Công nghiệp Hà Nội / Hoàng Thị Thao, Trần Ngọc Đức // .- 2023 .- Số 9 (395) .- Tr. 35-44 .- 495.7
Phân tích về một số đặc điểm lỗi phiên dịch của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc – trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ đó đề xuất một số phương hướng nhằm khắc phục lỗi nói riêng và nâng cao chất lượng dạy – học biên dịch cho học phần Phiên dịch tiếng Hàn Quốc 1 nói chung.
6 Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng của Hàn Quốc : một số thách thức và giải pháp / Lương Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 19-21 .- 363
Ra đời vào năm 1995, Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng của Hàn Quốc được coi là một biện pháp mang tính cách mạng để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng về rác thải, với hai mục tiêu chính là áp đặt chi phí xử lý rác lên người gây ô nhiễm và cung cấp dịch vụ thu gom miễn phí đối với rác tái chế. Trong quá trình chuẩn bị, áp dụng hệ thống này, Hàn Quốc đã gặp không ít thách thức, tuy nhiên, họ đã đưa ra được những giải pháp thích hợp và trở thành một ví dụ điển hình về việc áp dụng thành công chính sách môi trường dựa trên thị trường. Do vậy, nghiên cứu chủ đề này sẽ mang lại những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong vấn đề quản lý rác thải.
7 Tình hình phát triển thanh toán điện tử ở Hàn Quốc / Nguyễn Ngọc Mai // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 7-9 .- 332
Bài viết nêu một số khái niệm cơ bản về thanh toán điện tử của Hàn Quốc, Việt Nam và học giả quốc tế cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ cho phương thức thanh toán này của chính phủ Hàn Quốc. Tiếp theo đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thanh toán điện tử của Hàn Quốc trên các khía cạnh như: sự phát triển số lượng giao dịch của các hình thức của thanh toán điện tử qua các năm, sự gia tăng của thanh toán tiện lợi và chuyển tiền tiện lợi, độ tuổi và thu nhập người sử dụng dịch vụ này, nhóm sản phẩm sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán điện tử. Sau đó, người viết đi đưa ra một vài biện pháp để khắc phục hạn chế và phát triển hình thức thanh toán này hơn nữa trong tương lai.
8 Một số thành tựu và nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2010 / Nguyễn Anh Chương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4(266) .- Tr. 31-40 .- 327
Tập trung làm rõ những thành tựu và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2010, từ đó đưa ra một số kết luận nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
9 Xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong hoạt động xây dựng pháp luật tại Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Dương Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 03 (475) .- Tr. 49 – 57 .- 340
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiện nay. Hàn Quốc đã trải qua giai đoạn hơn 50 năm xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kể từ năm 1967. Gần đây, Việt Nam cũng đang tập trung nguồn lực thúc đẩy xây dựng, hình thành và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái quát lịch sử phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và quá trình chuyển đổi số trong hoạt động xây dựng pháp luật tại Hàn quốc và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa:
10 Hợp tác Hàn Quốc – Asean trong thế kỷ XXI và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 1 (263) .- Tr. 3-10 .- 327
Phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc – Asean hiện nay, trên cơ sở đó bước đầu rút ra những hàm ý chính sách Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.