CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quản lý kinh tế
1 Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Nam Hải, Nguyễn Thị Nhung, Đỗ Thị Hồng Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 31-34 .- 330
Bài viết tập trung vào vấn đề cơ chế quản lý, sử dụng tài sản được hình thành từ nhiệm vụ KH&CN như: quản lý tài sản, chuyển giao tài sản trang bị và tài sản là kết quả của nhiệm vụ KH&CN để cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện, phát triển và thương mại hóa được sản phẩm nghiên cứu. Từ đó, định hướng xây dựng những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khắc phục bất cập, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
2 Quản lý kinh tế thông minh trong xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam / Lê Minh Thoa // Quy hoạch đô thị .- 2022 .- Số 45 .- Tr. 58-62 .- 330
Đầu tư phát triển thành phố thông minh hiện nay mang lại trải nghiệm kỹ thuật số cho cư dân đô thị. Đây là vấn đề trọng tâm và cốt lõi nhất nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang số hóa, đã và đang được Chính phủ triển khai trong những năm gần đây. Hiện này, nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Chính vì vậy việc ứng dụng dịch vụ số cho thành phố thông minh trên cả nước đang được triển khai và thực hiện. Bài viết này đưa ra ứng dụng dịch vụ số cho thành phố thông minh tại Việt Nam.
3 Ứng dụng các phương pháp quản lý kinh tế vào doanh nghiệp Việt Nam / Bùi Thị Hằng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 68-70 .- 658
Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý các nhà lãnh đạo cần vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp quản lý, trong đó có phương pháp quản lý kinh tế. Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc ứng dụng các phương pháp quản lý kinh tế vào các doanh nghiệp Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng. Bài viết trao đổi phương pháp quản lý kinh tế và đưa ra một số khuyến nghị nhằm vận dụng hiệu quả phương pháp quản lý kinh tế vào các doanh nghiệp Việt Nam.
4 Tăng cường quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thương Huyền, Nguyễn Thị Thuỷ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 585 .- Tr. 10-12 .- 330
Bài viết phân tích những thách thức trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
5 Loại hình, lĩnh vực hoạt động kinh tế phi chính thức tại Hải Phòng và giải pháp quản lý, hỗ trợ / Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Thị Ngà // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 509 .- Tr. 61-70 .- 330
Trình bày thực trạng khu vực kinh tế phi chính thức ở Hải Phòng, phân tích tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, đưa ra một số giải pháp để phát huy những đóng góp tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế phi chính thức thông qua việc khuyến khích, hạn chế và chuyển đổi loại hình, lĩnh vực hoạt động của tác nhân kinh tế này tại Hải Phòng.
6 Vấn đề chi ngân sách Nhà nước cho phát triển nông nghiệp tại Tỉnh Nghệ An / Hoàng Thị Việt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.62 - 64 .- 330
Chi ngân sách Nhà nước là công cụ tài chính chủ đạo để duy trì các hoạt động thường xuyên của Nhà nước và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó có mục tiêu phát triển nông nghiệp. Những năm qua, mặc dù chi ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp tại Nghệ An nhưng cũng còn một số vấn đề tồn tại đặt ra. Để phát huy hơn nữa vai trò chi ngân sách Nhà nước .
7 Một số vấn đề về chức năng quản lý kinh tế của nhà nước / Phan Huy Đường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 563 .- Tr. 10-12 .- 658
Chức năng của nhà nước là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học xã hội như luật hoạc, triết học, kinh tế học, chính trị học, xã hội học ... được hiểu chung là các mặt hoạt động của nhà nước. Tuy nhiên, tuy theo nội dung của các chức năng, nhà nước có sự thiệp, điều chỉnh bằng các phương thức khác nhau. Đặc biệt, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch, từng hình thức nhà nước mà nhà nước ở từng quốc gia khác nhau thực hiện chức năng của mính với mô hình quản lý nhà nước khác nhau.
8 Điều chỉnh tăng giá điện năm 2019: đảm bảo an ninh trong cung cấp và hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng / Bùi Xuân Hồi // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 50-55 .- 658
Bài viết đưa ra những phân tích các vấn đề xung quanh quyết định tăng giá của Chính phủ thêm 8,36% trên cơ sở đánh giá những hiện trạng về cung cầu trong ngành điện, các đặc trưng kinh tế kỹ thuật, sự khác biệt trong sản xuất kinh doanh điện năng để từ đó có những khuyến nghị hợp lý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam và người tiêu dùng trong mục tiêu đảm bảo an ninh trong cung cấp điện năng và sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng.
9 Quản lý tài nguyên môi trường bằng công cụ kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Đặng Hoàng Anh // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 259-266 .- 658
Tập trung phân tích công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước, tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên môi trường của một số quốc gia, từ đó rút ra được một số bài học cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường ở Việt Nam hiện nay.
10 Một số vấn đề về quản lý mô hình kinh tế chia sẻ / Vũ Thị Thư Thư // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 526 tháng 10 .- Tr. 10-13 .- 332.1
Tổng quan các tài liệu và đưa ra khái niệm về kinh tế chia sẻ, phân tích một số vấn đề trong quản lý mô hình kinh tế chia sẻ, các chính sách hỗ trợ kinh tế chia sẻ và một số cơ chế điều chỉnh mô hình kinh tế mới này.