CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Động cơ điện
1 Động cơ lượng tử / Lê Văn Doanh, Đỗ Đức Anh // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 261+262 .- Tr. 27-29 .- 621
Với việc đề xuất học thuyết Siêu liên kết, hợp nhất công cụ nghiên cứu thế giới vi mô với vĩ mô và chế tạo thành công động cơ lượng tử dựa trên phản ứng nhiệt hạch lạnh các nhà khoa học Nga đã đạt được kết quả có thể làm thay đổi cục diện khoa học - công nghệ thế kỷ 21. Bài viết sau sẽ điểm qua các thông tin về lĩnh vực khoa học - công nghệ hoàn toàn mới.
2 Động cơ van truyền động bơm chính trong trạm bơm tăng áp : xu hướng trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ / Sairanov R.R., Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 257+258 .- Tr. 37-39 .- 620
Bài viết đề cập đến việc sử dụng các loại động cơ điện và động cơ van trong truyền động bơm chính tăng áp dầu mỏ được phổ biến và xu hướng trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ.
3 Xác định phương trình động của động cơ Diesel 4 kỳ M50 / Lê Hữu Sơn // Khoa học Đại học Văn Lang .- 2020 .- Số 19 .- Tr. 75-80 .- 621
Giới thiệu phương pháp xác định các thông số phương trình động của động cơ Diesel M50 dựa trên kết quả thực nghiệm và sử dụng hàm J.Loeba.
4 Máy điện động nhiệt – điện DC và định luật Coulomb trong “điện động lực học logic” / Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 234 (8) .- Tr. 37-43 .- 621
Xem xét định luật Coulomb dưới góc nhìn của đại số logic để thu được các hàm logic cho trường từ Coulomb và trường điện Coulomb. Từ đố định hướng được con đường sáng chế ra các loại máy điện, thiết bị và cơ cấu truyền dẫn, mà chúng hoạt động trên nguyên tắc của “điện động lực học logic”.
5 Điều khiển tần số quy trục đầu ra của thiết bị truyền động điện trên cơ sở ứng dụng tính chất quay kép của động cơ không đồng bộ / Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2018 .- Số 212 .- Tr.18 – 21 .- 621
Giới thiệu giải pháp kỹ thuật bằng cách ứng dụng tính chất quy kép của động cơ không đồng bộ để tạo ra một thiết bị truyền động, mà có thể điều khiển tần số quay trục đầu ra nhờ thay đổi giá trị hệ số trượt s của hai rotor và đưa ra các phân tích toán học cho sự phụ thuộc của moment điện từ vào chiều dài khe hở không khí, moment xoắn trên trục đầu ra của thiết bị truyền động phụ thuộc vào giá trị hệ số trượt và chiều dài l của khe hở δ không khí và các luật luân chuyển năng lượng, cùng các kết quả thực nghiệm được dẫn ra bằng các biểu đồ trực quan, qua đó có các nhận xét hữu ích về giải pháp này.
6 Nghiên cứu thực nghiệm chế độ làm việc không đủ pha của động cơ không đồng bộ / Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2018 .- Số 210 .- Tr.24 – 25 .- 621
Đưa ra sự so sánh các khả năng làm việc của động cơ không đồng bộ, mà chúng được kết nối đủ pha hoặc không đủ pha; Các khả năng quá tải khác nhau của động cơ điện được chỉ ra trong chế độ làm việc nguy hiểm phục thuộc từ kết nối điểm trung tính của của cuộn dây stator với trung tính nguồn điện nuôi.
7 Nghiên cứu thực hiện nhận dạng một số mô hình động học và các bộ tham số của động cơ một chiều từ dữ liệu đo sử dụng vi điều khiển và phần mềm Matlab / ThS. Đặng Hà Dũng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 97-100 .- 621
Nhận dạng là bước quan trọng đầu tiên của các bài toán điều khiển. Việc nhận dạng thành công đối tượng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để có thể phân tích chính xác và giải quyết hiệu quả các vấn đề điều khiển đối tượng. Bài báo sẽ đưa ra khả năng nhận dạng và đánh giá kết quả nhận dạng đối tượng động cơ một chiều kích từ độc lập từ bộ dữ liệu đo trực tiếp và sử dụng công cụ System Identification của Matlab.
8 Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ truyền động chỉnh lưu Thyristor – động cơ điện một chiều của tàu công trình Trường Sa trong phòng thí nghiệm / TS. Phạm Tâm Thành // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 1+ 2 .- Tr. 96 – 99 .- 621
Nghiên cứu cấu trúc hệ truyền động chỉnh lưu Thyristor – động cơ điện một chiều của tàu công trình Trường Sa. Trên tàu Trường Sa, hệ thống này được sử dụng ở hai hệ thống: truyền động chân vịt và hệ thống truyền động cẩu 300 tấn.
9 Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ số nén và trị số ốc-tan yêu cầu ở động cơ diesel một xy-lanh sử dụng nhiên liệu CNG / ThS.NCS. Trần Thanh Tâm, TS. Trần Đăng Quốc, PGS.TS. Lê Anh Tuấn // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr.129 - 132 .- 621
Trình bày một nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ số tỷ số nén và trị số ốc-tan yêu cầu ở động cơ diesel một xy-lanh sử dụng nhiên liệu CNG hình thành hỗn hợp bên ngoài. Kết quả thu được đã chỉ ra rằng, tỷ số nén và trị số ốc-tan yêu cầu như là một hàm đồng biến, tuy nhiên khi tăng tốc độ của động cơ sễ tăng được tỷ số nén giới hạn, đồng thời giảm được giá trị của trị số ốc-tan yêu cầu.
10 Nghiên cứu thiết kế chế tọa bộ khởi động mềm cho động cơ điện công suất lớn trên tàu thủy / TS. Phạm Tâm Thành // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr.115 - 118 .- 621
Đề xuất cấu trúc thiết kế bộ khởi động mềm gồm cả phần hệ cứng và phần mềm. Trên cơ sở cấu trúc này đã tiến hành chế tạo thử nghiệm bộ khởi động mềm. Các kết quả thực nghiệm của bộ khởi động mềm đã chứng tỏ thuật toán điều khiển là khả thi.