CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật Xây dựng--Nền, móng

  • Duyệt theo:
21 Phân tích chuyển vị giới hạn tường vây theo mức độ ảnh hưởng đến công trình lân cận / Huỳnh Quốc Thiện, Nguyễn Minh Tâm, Lê Trọng Nghĩa // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 31-38 .- 624

Giá trị chuyển vị giới hạn tường vây có ý nghĩa nhất định trong việc tối ưu thiết kế biện pháp thi công tầng hầm, theo dõi đánh giá sự ổn định của hố đào cũng như mức độ ảnh hưởng đến công trình lân cận trong quá trình thi công dựa vào dữ liệu quan trắc để hạn chế rủi ro thiệt hại công trình lân cận. Thông thường, giá trị cho phép chuyển vị ngang tường vây được lấy là 0.5% chiều sâu hố đào theo các tiêu chuẩn và tài liệu trên thế giới. Đây là giá trị được xem xét cho tất cả các trường hợp kể cả dự án nằm trong đô thị (tiếp giáp nhà dân) hoặc khu ngoại ô (không tiếp giáp nhà dân) và giá trị này được xem không phụ thuộc trình tự thi công. Chính điều này đã gây nên nhiều bất cập và tranh cãi về việc đưa ra giới hạn an toàn đảm bảo cho công trình lân cận xung quanh hố đào trong thiết kế cũng như là thi công công trình ngầm. Do đó bài báo tập trung phân tích và xác định chuyển vị giới hạn tường vây theo chỉ số đánh giá mức độ thiệt hại DPI (Damage Potental Index).

22 Phân tích động lực học tấm trên nền phi tuyến chịu tải di động có xét đến khối lượng nền / Vi Văn Thiệu, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 45-49 .- 624

Phân tích động lực học tấm trên nền phi tuyến chịu tải di động có xét đến khối lượng nền dựa trên lý thuyết tấm dày Mindlin. Mô hình nền bao gồm thông số tuyến tính và phi tuyến của lò xo đàn hồi Winkler, thông số lớp cắt Pasternak, hệ số cản nhớt của nền và xé đến khối lượng của nền. Phương trình chuyển động của hệ được thiết lập dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn và nguyên lý năng lượng Hamilton dưới dạng phương trình Lagrange. Phương pháp Narmark kết hợp phương pháp Newton Raphson hiệu chỉnh trong từng bước thời gian để giải phương trình chuyển động của hệ có ứng xử phi tuyến. Các thông số khác nhau độ cứng nền phi tuyến, khối lượng nền và vận tốc của tải di động ảnh hưởng đến chuyển vị của tấm được khảo sát chi tiết.

23 Phân tích động lực học dầm trên nền phi tuyến có xét đến khối lượng nền chịu hệ dao động di động / Hà Minh Thi, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 50-55 .- 624

Phân tích động lực học dầm trên nền phi tuyến chịu hệ dao động di động có xét đến khối lượng nền. Dầm được xét là dầm theo lý thuyết Euler-Bernoulli có chiều dài hữu hạn, một nhịp, được rời rạc hóa bằng phương pháp phần tữ hữu hạn. Mô hình nền là phi tuyến bậc ba với đầy đủ các thông số như: hệ số nền tuyến tính, hệ số nền phi tuyến, hệ số lớp cắt, hệ số cản, khối lượng nền. Trên cơ sở phương trình năng lượng, thiết lập các ma trận độ cứng phần tử, ma trận khối lượng, ma trận cản. Véc-tơ tải phần tử được thiết lập thông qua lực tương tác giữa hệ dao động và dầm tại mỗi bước thời gian. Một chương trình máy tính được viết bằng ngôn ngữ lập trình MATLAB để phân tích ứng xử động của dầm bằng cách tìm giá trị chuyển vị và hệ số động của dầm....

24 Nghiên cứu ứng xử chênh lún giữa móng cọc và móng nông trên nền cát san lấp trong cụm công trình tại tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Lưu Huỳnh Trung // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 48-52 .- 624

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn phân tích ứng xử độ chênh lún của đất nền, móng nông và móng cọc theo các điều kiện khác nhau về thời gian cố kết, bề dày đất đắp và tải trọng công trình móng nông trên nền đất yếu trong cụm công trình tại địa bàn tỉnh An Giang.

25 Nghiên cứu ứng xử lún của công trình móng nông trên nền cát san lấp và đất sét yếu bão hòa tại tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Trần Ngọc Liễm // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 53-58 .- 624

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn (Plaxis 2D) phân tích ứng xử lún của công trình móng nông trên nền đất cát san lấp và đất sét yếu tỉnh An Giang. Nghiên cứu cho thấy độ lún tổng cộng của công trình tăng lên theo bề dày lớp cát san lấp và tải trọng công trình. Gia tăng độ chặt làm tăng cường độ đất đắp nhưng làm tăng tải trọng đất đắp. Độ lún tổng cộng tăng lên từ 3-5cm và hầu như không thay đổi độ lún trong quá trình sử dụng (nhỏ hơn 0.5cm) khi thay đổi độ chặt cát san lấp từ 0.76-0.98.

26 Thiết kế tối ưu đa mục tiêu cho kết cấu móng cọc / ThS. Lê Quang Hòa, ThS. NCS. Võ Duy Trung, GS. TS. Nguyễn Thời Trung // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Tr. 50-60 .- Tr. 50-60 .- 624

Nghiên cứu được thực hiện nhằm thiết kế tối ưu đa mục tiêu cho kết cấu móng cọc. Bài toán tối ưu đa mục tiêu được thành lập với hai hàm mục tiêu cụ thể là thể tích và độ lún của móng cọc. Biến thiết kế là chiều dài cọc và đường kính cọc. Hàm ràng buộc là các ràng buộc về ứng xử kết cấu gồm khả năng chịu tải, độ lún của móng cọc và giới hạn của biến thiết kế.

27 Nghiên cứu bố trí hợp lý neo của giải pháp kiên cố hóa, bền vững hóa Taluy nền đường đào bằng neo tại đường cao tốc La Sơn – Túy Loan, Tp. Đà Nẵng / Phan Trần Thanh Trúc, Nguyễn Thanh Danh, Nguyễn Văn Hải // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 259-264 .- 624

Trong giải pháp kiên cố hóa, bền vững hóa taluy nền đường đào bằng giải pháp neo, các thông số thiết kế đầu vào như góc nghiêng của neo chủ yếu dựa vào quy trình nước ngoài là Anh, Trung Quốc và kinh nghiệm của nhà thầu thi công. Do đó mục đích của nghiên cứu này là muốn giúp người thiết kế thêm sự lựa chọn hợp lý các thông số thiết kế đầu vào như trên thông qua các giải pháp kiên cố hóa, bền vững hóa taluy nền đường bằng neo thường, và neo ứng suất trước tại dự án đường Cao tốc La Sơn – Túy Loan, vị trí KM 41 đến KM 43 + 400 với sự trợ giúp phần mềm Địa Kỹ thuật Plaxis V8.2. Với kết quả lựa chọn hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, nâng cao hiệu quả gia cường mái dốc bằng neo, góp phần nâng cao ổn định mái dốc.

28 Phân tích động lực học không gian với móng cọc trên nền đất không đồng nhất / Nguyễn Hoàng Sơn, Phạm Nhân Hòa, Chu Quốc Thắng // Xây dựng .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 134-138 .- 624

Trình bày mô hình tính toán và phân tích đáp ứng kết cấu khung không gian sử dụng móng cọc chịu tải trọng động đất có xét đến tương tác đất nền (SSI). Độ cứng động lực học của móng cọc với các phương án bố trí cọc và đặc trưng động lực học của đất nền cũng được trình bày. Phần ví dụ tính toán số nêu ra trong bài báo là kết cấu khung không gian bằng thép 9 tầng chịu tải trọng động đất ElCentro nhằm so sánh sự khác biệt giữa mô hình SSI với 4 trường hợp từ đất yếu đến đất cứng và mô hình xem chân cột là ngàm (FBB). Sự khác nhau này sẽ cung cấp các kiến nghị hữu ích cho các kỹ sư thiết kế công trình.