CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tác giả tác phẩm

  • Duyệt theo:
1 Võ Hồng : phẩm hạnh của văn chương / Huỳnh Như Phương // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 6(604) .- Tr. 21-32 .- 895

Khảo sát và bình luận về đời văn và tác phẩm của Võ Hồng từ ba mối quan hệ: truyền thống và hiện đại, chính trị và văn hóa, đạo đức và nghệ thuật; từ đó đi đến khẳng định nhà văn trân quý truyền thống mà không bàng quan với hiện đại, không tách rời chính trị nhưng lấy văn hóa làm chọn lựa căn bản, coi trọng đạo đức nhưng vẫn giữ tư chất nghệ thuật.

2 Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo quy định của pháp luật hiện hành / Lê Thị Lan Phương // Kiến trúc Việt Nam .- 2022 .- Số 239 .- Tr. 63-65 .- 720

Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc; Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc; Một số kiến nghị, giải pháp.

3 Số phận bất hạnh của phụ nữ trong tiểu thuyết Kỳ nữ họ Tống của Nguyễn Văn Xuân / Vũ Đình Anh // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 113-120 .- 800

Kỳ nữ họ Tống là tác phẩm mà Nguyễn Văn Xuân tâm đắc nhất khi còn sống. Cuốn tiểu thuyết phản ánh về giai đoạn lịch sử nửa đầu thế kỷ XVII ở Đàng Trong. Tác phẩm đã đặt ra rất nhiều vấn đề, suy tư, quan điểm khác nhau. Bên cạnh cảm hứng phê phán và tố cáo tham vọng quyền lực, tiền bạc, tình dục..., nhà văn còn bày tỏ lòng cảm thương đối với thân phận phụ nữ. Những nhân vật nữ như công chúa, thiếu nữ quý tộc hay gia đình nghèo, số phận bất hạnh của họ giống như quân cờ trong một trò chơi về quyền lực, tiền bạc. Đó là tiếng nói “xót thương cho thế thái nhân tình, cho số phận, kiếp người” của những người phụ nữ trong thời kỳ loạn lạc.

4 Kiểu “tác giả truyền thừa” trong văn học thời Lý – Trần / Nguyễn Hữu Sơn // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 95-103 .- 800.01

Làm rõ sự “truyền thừa” ở phương diện tác giả qua các tác phẩm tiêu biểu. Phân tích sự tiếp nối nhiều thế hệ tác giả, người sau viết nối người trước, người sau kế thừa lối viết, quy cách hình thức cũng như tích hợp văn bản của người đi trước.

5 Nguyễn An Ninh: Văn hóa và chính trị / Huỳnh Như Phương // .- 2018 .- Số 10 (559) .- Tr. 7 - 13 .- 400

Giới thiệu về Nguyễn Anh Ninh một nhà văn hóa, chính trị và đồng thời là bình luận văn học đặc sắc.

6 Thi pháp liên văn bản: Viết lại và phỏng họa / Nguyễn Văn Thuấn // .- 2018 .- Số 10 (559) .- Tr. 28 - 44 .- 400

Giới thiệu thi pháp liên văn bản viết lại và phỏng họa nhìn từ góc độ mỹ học và thi pháp.

7 Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ ở nước ta / Đoàn Ánh Dương // .- 2018 .- Số 11 (561) .- Tr. 39 - 55 .- 400

Tìm hiểu nguồn gốc, diễn trình, đặc điểm tư tưởng về vấn đề phụ nữ của Phan Bội Châu, trong tương quan với các vấn đề khác mà ông quan tâm, và trong bối cảnh mà vấn đề phụ nữ nổi lên như một chủ điểm thảo luận có vị trí quan trọng trong sự đan kết đa dạng các dự án quốc gia dân tộc lúc bấy giờ.

8 Diêm Liên Khoa: Từ quan niệm đến sự thực hành chủ nghĩa thần thực / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // .- 2018 .- Số 11 (561) .- Tr. 109 - 121 .- 400

Bài viết tập trung cắt nghĩa, phân tích những nội hàm mới trong khái niệm “Chủ nghĩa thần thực” một chủ trương nghệ thuật chi phối đến toàn bộ sáng tác của ông, đồng thời chỉ ra những đặc sắc về mặt phong cách cũng như thành tựu mà Diêm Liên Khoa đạt được trong quá trình thực hành sáng tạo.

9 Lý Hạ - Hàn Mặc Tử: Kiểu nhà thơ thiên tài bệnh tật và những tương đồng về thi pháp / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 6 (556) .- Tr. 62 - 75 .- 400

Chỉ ra những điểm tương đồng về mặt thân thể, tiểu sử, phong cách sáng tác của Lý Hạ và Hàn Mặc Tử; dựa trên văn bản tác phẩm, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về thi pháp thơ của hai tác giả.