CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tây nguyên
1 Giải pháp phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên / Phạm Thị Kim An // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 230 - 232 .- 330
Bài viết này tập trung trao đổi về chủ trương, định hướng phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên theo các nghị quyết của Đảng, Chính phủ trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
2 Thấy gì từ tục ngữ Êđê qua sinh thái Tây Nguyên / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 22-32 .- 800.01
Nghiên cứu, nhận diện về tục ngữ Êđê dưới góc độ sinh thái tự nhiên rừng ở Tây Nguyên. Bài viết lý giải sự hài hòa giữa vai trò đàn ông thiên về tự nhiên với vai trò đàn bà hoạt động trong phạm vi làng như một trục quan hệ tương tác, tạo nên cấu trúc hoạt động của xã hội cổ truyền Êđê và rộng ra là các dân tộc anh em bản địa ở cả Tây Nguyên. Bài viết phác họa cấu trúc tục ngữ mang tính đặc thù của xá hội Êđê trong quan hệ sinh thái tự nhiên qua cách tư duy, biểu đạt về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất.
3 Chính sách phát triển sản xuất mía đường vùng Tây Nguyên / Trần Thị Hoa Thơm // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 517 .- Tr. 73 - 86 .- 658
Bài viết nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển sản xuất mía đường vùng Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách của Chính phủ đã có những tác động nhất định thúc đẩy phát triển sản xuất mía đường vùng Tây Nguyên theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên trong quá trình thực thi chính sách vẫn còn những hạn chế như: thiếu đồng bộ, thiếu khung pháp lý, tính khả thi thấp vì chưa thực sự gắn với thực tế; chưa có chính sách riêng cho ngành mía đường cũng như cho vùng Tây Nguyên. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, đe lại kết quả như mong muốn. T
4 Ứng dụng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế Tây Nguyên / Trần Thị Lan Hương, Đào Bùi Kiên Trung // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 7 (167) .- Tr. 30 - 38 .- 330
Trình bày các điều như sau: 1. Thành công bước đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế Tây Nguyên; 2. Nhận định về trình độ công nghệ chế biến một số sản phẩm nông sản chủ lực ở Tây Nguyên hiện nay và 3. Những vấn đề đặt ra.
5 Đề xuất giải pháp cải tạo đập dâng thành hồ chứa cho khu vực Tây Nguyên / Nguyễn Vũ Việt, Trần Thị Nhung // .- 2019 .- Số 6(Tập 61) .- Tr.38-41 .- 570
Trữ nước bằng hồ chứa là giải pháp tương đối hữu hiện để cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp, sinh hoạt vào mùa khô ở khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay những vị trí có thể xây dựng được hồ chứa với suất đầu tư thấp ở khu vực này không còn nhiều. Để giải quyết nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, có một giải pháp khả thi là nâng cấp những công trình đập dâng có vị trí thuận lợi thành hồ chứa. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu giải pháp tăng khả năng trữ nước cho Tây Nguyên bằng việc cải tạo một số đập dâng hiện có thành hồ chứa.
6 Vai trò của đất sản xuất đối với việc xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên / Nguyễn Văn Dư // .- 2018 .- Số 61 (4) .- Tr. 94 - 106 .- 330
Sử dụng bộ số liệu điều tra của Tổng Cục Thống Kê và mô hình logit nhị phân nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát nghèo ở Tây Nguyên và thoát nghèo trên phạm vi cả nước để so sánh sự khác biệt.
7 Buôn làng Tây Nguyên ngày nay: Các yếu tố tác động và xu hướng biến đổi của các định chế phi chính thức cổ truyền / TS. Võ Công Nguyện // Dân tộc học .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 31 – 38 .- 305.8
Nghiên cứu góp phần nhận diện những yếu tố tác động làm biến đổi nhanh không gian sinh tồn hay không gian xã hội của buôn làng truyền thống ở Tây Nguyên, đồng thời dự báo xu hướng biến đổi của các định chế phi chính thức cổ truyền trong các cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ dưới góc nhìn về chuyển biến xã hội từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại ở vùng này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần quản lý xã hội và phát huy vai trò của một số định chế phi chính thức cổ truyền trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên ngày nay.
8 Thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nguyên – Những kết quả nghiên cứu bước đầu / PGS. TS. Hà Huy Thành // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 2 (5)/2014 .- Tr. 10-17. .- 300
Bài viết là những kết quả bước đầu của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc bổ sung và đổi mới hệ thống thể chế phát triển vững vùng Tây Nguyên”.