CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xử lý--Nước thải sinh hoạt
1 Nghiên cứu thiết lập mô hình số tính toán phát thải khí nhà kính từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt / Vũ Thế Hưng, Đặng Xuân Hiển // .- 2024 .- Tháng 07 .- Tr. 54-59 .- 628
Bài báo tập trung ứng dụng thuật toán phân tích dao động theo giá trị riêng kết hợp với kỹ thuật kích thích dao động tự nhiên. Đây là thuật toán chỉ dựa vào kết quả phản ứng ngẫu nhiên của kết cấu để xác định các đặt trưng dao động.
2 Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cây lưỡi cọp kết hợp bể lọc / Hồ Bích Liên // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 36-37 .- 363
Nghiên cứu đã sử dụng cây lưỡi cọp xử lý nước thải sinh hoạt trên mô hình bể lọc cát và sỏi ở 2 dòng chảy khác nhau là dòng chảy đứng và dòng chảy ngang nhằm tìm ra phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả và thân thiện với môi trường.
3 Nghiên cứu cải tiến công nghệ AAO ứng dụng xử lý Nitơ trong nước thải sinh hoạt / Võ Đức Thưởng, Đào Minh Trung // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 1+2 (399+400) .- Tr. 107-108 .- 363.7
Nghiên cứu tiến hành điều chỉnh và cải tiến mô hình AAO bằng cách lắp đặt bổ sung một bể hiếu khí, nhằm mục đích gia tăng thời gian lưu nước, nâng cao thời gian tương tác giữa vi sinh vật và các cấu tử ô nhiễm, cải thiện hiệu quả của mô hình trong xử lý nước thải sinh hoạt.
4 Nghiên cứu ứng dụng vi sinh trong xử lý Cellulose trên vật liệu vỏ trấu / ThS. Nguyễn Văn Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 19-21 .- 363.7
Nghiên cứu được bố trí thí nghiệm trên vật liệu nghiên cứu là vỏ trấu ở 3 mức khối lượng 100g, 200g và 300g, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần và theo dõi 28 ngày. Kết quả cho thấy, hiệu suất xử lý cellulose ở thí nghiệm 1 (100g vật liệu) đạt cao nhất 70,59%, kế đến là thí nghiệm 2 (200g vật liệu) 62,36% và cuối cùng là thí nghiệm 3 (300g vật liệu) 55,46%.
5 Nghiên cứu thiết lập mô hình số tính toán phát thải khí nhà kính từ một số hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam / Nguyễn Thị Vân Anh, Đặng Xuân Hiển, Nguyễn Đức Toàn // Xây dựng .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 137-140 .- 624
Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ đóng góp phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực chất thải chưa nhiều, các con số thống kê phát thải khí nhà kính từ chất thải còn thiếu nhiều, đặc biệt là từ hệ thống xử lý nước thải vẫn còn đang bỏ ngõ trong tổng kiểm kê quốc gia về phát thải khí nhà kính. Việc đo đạc trực tiếp phát thải khí nhà kính tự hệ thống xử lý nước thải là khó khăn và tốn kém nên việc có một mô hình số tính toán phát thải khí nhà kính sẽ giúp giảm thiểu chi phí đo đạc, chi phí nhân công, nhanh chóng có được bộ số liệu dự báo về chất lượng phát thải khí nhà kính là rất cần thiết, từ đó có thể có những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng kế hoạch góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
6 Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ trống quay sinh học ngập nước / Lều Thọ Bách, Ứng Thị Thúy Hà // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 64-68 .- 624
Trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát triển công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có nhu cầu tiêu thụ điện năng và chi phí vận hành thấp phù hợp với điều kiện kinh tế và thị trường xử lý nước thải ở Việt Nam.
7 Quá trình oxy hoá nâng cao dựa trên cơ sở ozon và một số ứng dụng xử lý nước rỉ rác / Nguyễn Thị Khuy // .- 2018 .- Số 23 (301) .- Tr. 12 - 14 .- 621
Trình bày quá trình oxy hoá nâng cao dựa trên cơ sở ozon và một số ứng dụng xử lý nước rỉ rác.
8 Nghiên cứu, chế tạo vật liệu hấp phụ xử lý chì trong các nguồn nước bị ô nhiễm từ vỏ trấu / Dương Thị Hậu // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 13 (291) .- Tr.18 – 19 .- 363.7
Những năm trở lại đây, sản lượng gạo của nước ta đang có xu thế tăng, cứ mỗi tấn lúa sẽ tạo ra khoảng 200 kg vỏ trấu, nếu không có biện pháp để xử lý hiệu quả lượng vỏ trấu này thì sẽ gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để làm vật liệu hấp phụ các ion kim loại trong nước có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, mở ra xu hướng mới trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vỏ trấu, giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường, tạo ra một loại vật liệu rẻ tiền.
9 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật oxi hóa quang hóa dựa trên hệ nano Fe3O4-TiO2 để xử lý nước rỉ rác / Đặng Xuân Hiển, Lê Thị Ngọc Anh, Trần Minh Đức // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 14-17 .- 363
Nghiên cứu nhằm chế tạo hệ nano Fe3O4-TiO2 và khảo sát đánh giá cấu trúc và đặc tính bề mặt thông qua đo phổ xạ XRD và SEM của các mẫu TiO2 và mẫu Fe3O4-TiO2 cho thấy TiO2 có cấu trúc nano mét dạng anatase, thích hợp cho quá trình quang xúc tác; Fe3O4 có tính chất từ, kích thước tinh thể trong phạm vi nano mét. TiO2 đã phủ thành công Fe3O4, các hạt phân bố đồng đều, độ bám dính tốt, và hệ nano Fe3O4-TiO2 có hiệu suất thu hồi xúc tác cao. Vật liệu nano Fe3O4-TiO2 sau khi chế tạo được ứng dụng cho ô xy hóa quang hóa để xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác Kiêu Kị với thành phần nước rỉ rác sau khi tiền xử lý có giá trị COD:620 – 780 mg O2/l, độ màu: 910 – 1200 Pt/Co, pH:7.
10 Nghiên cứu ứng dụng xúc tác quang trên cơ sở nano TiO2 - Fe3O4-Bentonite để xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung / Đặng Xuân Hiển, Mai Thị Thu, Trần Minh Đức // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 18-21 .- 327
Tiến hành biến tính TiO2 và chế tạo nano tổ hợp TiO2 - Fe3O4-Bentonite nhằm tăng khả năng xúc tác quang của TiO2 trong vùng ánh sáng khả kiến, đồng thời có thể dễ dàng thu hồi vật liệu xúc tác nhờ từ tính của vật liệu; ứng dụng hệ nano tổ hợp TiO2 - Fe3O4-Bentonite để xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác tập trung.