CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Văn bản--Pháp luật
1 Quản lý vật phẩm ảo trong trò chơi trực tuyến trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay / Trần Ngọc Diệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 610 .- Tr. 130 - 132 .- 658
Trong vài năm gần đây, vấn đề tài sản ảo đang rất được quan tâm ở Việt Nam cùng với trào lưu chơi trò chơi trực tuyến. Trong thế giới game cũng giống như thế giới của con người cũng có những vật phẩm mà chúng ta còn gọi là các vật phẩm ảo, để phục vụ cho nhu cầu của nhân vật trong trò chơi. Việc mua bán, trao đổi các vật phẩm ảo này đang ngày càng gia tăng cả về mặt số lượng và giá trị. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những cơ chế thực sự hiệu quả để quản lý cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch những vật phẩm ảo có trong các trò chơi trực tuyến.
2 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật / Vũ Thị Ngọc Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.19 - 30 .- 342.59706
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2020 qui định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khá rõ ràng và chặt chẽ. Tuy nhiên, một số qui định đang dần trở nên bất cập như về thời gian có hiệu lực, hiệu lực trở về trước và một số các trường hợp chấm dứt hiệ lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật cần được tiếp tục được hoàn thiện.
3 Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam / Lê Thị Thiếu Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 21-29 .- 340
Công khai, minh bạch là những thành tố quan trọng của một nền quản trị quốc gia hiệu quả và yêu cầu không thể thiếu nhằm ảo thực hiện dân chủ trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là tối thượng, là cơ sở của tổ chức và hoạt động của nhà nước; do đó, pháp luật phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả. Tại Việt Nam, yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch và có tính ổn định cao luôn luôn được đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng là phải bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4 Rà soát, điều chỉnh xây dựng khung giá đất, phát huy nguồn lực đất đai / Quang Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 22 (348) .- Tr. 39-40 .- 340
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai; Khởi động thanh toán trực tuyến nghĩa vụ đất đai.
5 Kiểm tra tính hợp hiến của văn bản Luật sau khi ban hành theo pháp luật cộng hoà Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Võ Linh Giang // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 3 – 14 .- 340
Bài viết trình bày sơ lược lịch sử ra đời của chế độ kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật sau khi ban hành theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp; giới thiẹu các quy định và một số án lệ về thủ tục này tại các toà án cũng như tại Hội đồng Bảo hiến; so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật sau khi ban hành; đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự, thủ tục kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật sau khi được ban hành dựa trên kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp.
6 Một số ý kiến về luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật / Nguyễn Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 25 – 28 .- 340
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là việc làm thường xuyên, không thể thiếu của bất kỳ một nhà nước hiện đại nào khi coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu. Văn bản quy phạm pháp luật được coi là hình thức thể hiện khoa học, chặt chẽ, chính xác, có nhiều ưu điểm nhất của pháp luật. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau lại quy định việc ban hành chúng khác nhau và trong một quốc gia cũng thường tồn tại nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật nên mỗi loại cũng có thủ tục ban hành khác nhau.
7 Đánh giá tác động pháp luật trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Liên minh Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam / Ngô Linh Ngọc // Luật học .- 2019 .- Tr. 46 – 57,92 .- 340
Bài viết phân tích khái niệm, chủ thể và các bước thực hiện quy trình đánh giá tác động pháp luật trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật của Liên minh châu Âu; rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề mở rộng đối tượng thực hiện đánh giá tác động cũng như đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan và tham vấn của người dân trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay.
8 Công nhận giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức / Lý Văn Toàn, Nguyễn Thị Kim Lan // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 7 (363) .- Tr. 12 – 18 .- 340
Hiện nay, có những giao dịch mặc dù vi phạm về hình thức, nhưng không bị tuyên bố vô hiệu. Trong phạm vi bài viết này tác giả tập trung phân tích về những hợp đồng vi phạm về hình thức nhưng không bị tuyên bố vô hiệu này.
9 Vấn đề lựa chọn và áp dụng pháp luật tại Việt Nam - Bất cập và kiến nghị / Trần Vang Phủ // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 5 (361) .- Tr. 12-17, 24 .- 340
Phân tích những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về nguyên tắc lựa chọn và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
10 Lịch sử về chống tra tấn và cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người / Lương Thị Mỹ Quỳnh // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 5 (108) .- Tr. 40-48 .- 340
Cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử chống tra tấn, chỉ ra cơ chế bảo đảm người bị buộc tội khỏi tra tấn trong các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người, thông qua đó khẳng định bảo đảm quyền con người là điều kiện tiên quyết và là cơ sở pháp lý để bảo vệ người bị buộc tội trong tố tụng hình sự khỏi tra tấn.