CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Môi trường
21 Nghiên cứu triển vọng áp dụng kinh tế xanh tại tỉnh Nghệ An / Thái Thị Kim Oanh, Lương Thị Thành Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 58-60 .- 330
Phát triển kinh tế sanh là một xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên và năng lượng. Nền kinh tế xanh hướng tới cải thiện môi sinh, đảm bảo công bằng xã hội và hạnh phúc của mỗi người dân. Nghệ An là tỉnh có diện tích dẫn đầu và dân số đứng thứ tư của Việt Nam, với nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, tuy nhiên nền kinh tế còn tăng trưởng chậm và chưa thực sự bền vững, tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên còn thiếu hợp lí và chưa có sự quản lí hiệu quả. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu và áp dụng kinh tế xanh tại Nghệ An sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho địa phương này.
22 Vấn đề môi trường trong phát triển bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Thùy, Nguyễn Trung Kiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 20-22 .- 330
Hiện nay, phát triển bền vững là một trong những nội dung đang được đề cập đến nhiều nhất trong các diễn đàn trong nước và quốc tế khi bàn đến các mục tiêu phát triển. Đây là một khái niệm nhằm định nghĩa sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi đất nước sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phát triển bền vững phù hợp và hiệu quả nhất.
23 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh / Đàm Đức Quang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 26-28 .- 330
Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, là nền công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn, trong toàn bộ quá trình sản xuất nó giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường. Việc thực hiện phát triển CNX đòi hỏi một khung chính sách hỗ trợ, xây dựng năng lực, công nghệ xanh dễ tiếp cận và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, tạo nguồn vốn thích hợp. Bài viết tập trung phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tập trung vào các nhân tố như thể chế, nguồn lực con người, tài chính và một số các nhân tố khác.
24 Giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam / Phạm Đức Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 44-46 .- 330
Tăng trưởng xanh, hay phát triển kinh tế xanh là một khái niệm không mới ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Kinh tế xanh là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa là đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có lợi ích, hướng đến phát triển cuộc sống cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành phố quan trọng), 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.
25 Phát triển nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Anh Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 70-72 .- 658
Việt Nam đã nhận thức được các yếu tố môi trường, xã hội trong phát triển bền vững kinh tế, do đó, chính phủ đã và sẽ tích hợp yêu cầu nền kinh tế xanh vào các chiến lược, kế hoạch tăng trưởng kinh tế cũng như tái cấu trúc lại nền kinh tế đảm bảo hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh trong khu vực và hướng ra toàn cầu. Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, thực hiện tăng trưởng xanh là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế chung hiện nay, trong bối cảnh giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, khôi phục hệ sinh thái, tăng nguồn vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường và tăng phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo.
26 Phát triển doanh nghiệp xanh tại Việt Nam / Đào Thị Thanh Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 540 .- Tr. 61-63 .- 658
Các hiện tượng thời tiết bất thường có tính cực đoan, ô nhiễm môi trường sống của loài người. Những xu hướng đáng báo động này liên quan một phần tới việc sản xuất và tiêu thụ không bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên kèm theo ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp hiện nay đã nhận ra hoạt động kinh doanh của mình có ảnh hưởng và bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường tự nhiên. Do đó, phát triển mo hình doanh nghiệp xanh là cần thiết, phù hợp với xu thế chung hiện nay và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam.