CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
331 Xây dựng bộ tiêu chí đô thị phát triển bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý một số định hướng cho Việt Nam / PGS. TS. KTS. Lưu Đức Cường, ThS. KTS. Lê Thị Thúy Hà // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 81/2016 .- Tr. 18-21 .- 720
Trình bày những vấn đề chung về đô thị phát triển bền vững. Bộ tiêu chí đô thị phát triển bền vững tại các nước trên thế giới.
332 Tiêu chí phát triển đô thị bền vững và cơ chế xây dựng dữ liệu phát triển đô thị bền vững / TS. KTS. Trần Thị Lan Anh // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 81/2016 .- Tr. 26-31 .- 720
Đối với phát triển đô thị, một đô thị bền vững phải là một phần của một khu vực bền vững rộng lớn hơn. Vì vậy, tiêu chí để xây dựng một đô thị bền vững trước tiên phải thỏa mãn những yêu cầu mà sự nghiệp phát triển bền vững đòi hỏi, sau đó phải là những tiêu chí phản ánh các khả năng đóng góp quan trọng của đô thị vào một “khung cảnh” phát triển bền vững chung khi tính đến các chi phí đầu tư xây dựng, bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái trong các hoạt động của mình.
333 Du lịch Sầm Sơn tìm giải pháp phá thế "Độc canh" / Trịnh Thị Thu Thương // Du lịch .- 2016 .- Số 11 tháng 11 .- Tr. 44-45 .- 910.68
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Sầm Sơn, từ đó xây dựng các giải pháp để khắc phục tính thời vụ để hướng tới phát triển bền vững.
334 Di cư trong nước và phát triển ở Việt Nam: thực trạng, những vấn đề tương lai và quan điểm chính sách / Lưu Bích Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 9 (460) tháng 9 .- Tr. 9-20 .- 330
Phân tích vấn đề di cư ở VN, mối quan hệ giwuax di cư và phát triển theo hướng bền vững và đưa ra những góp ý chính sách.
335 Bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách phát triển bền vững từ thực tiễn ở Trung Quốc / Bùi Xuân Phái // Luật học .- 2016 .- Số 5 (191) tháng 5 .- Tr. 90-96 .- 330.124
Trình bày một số thành tựu đồng thời phân tích các hệ quả của chương trình " tăng trưởng nóng" của nền kinh tế Trung Quốc về xã hội và môi trường do xây dựng chính sách không xuất phát từ các yêu cầu của phát triển bền vững, qua đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam và các nước đang phát triển có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển bền vững của mình.
336 Giải pháp phát triển bền vững bảo hiểm vi mô ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Hải Đường // Tài chính .- 2016 .- Số 631 tháng 4 .- Tr. 11-13 .- 368
Tình hình phát triển bảo hiểm vi mô ở Việt Nam và một số mô hình dịch vụ bảo hiểm vi mô.
337 Một số giải pháp phát triển công nghiệp bền vững cho tỉnh Quảng Nam / Ngô Anh Tuấn // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 458 .- Tr. 7 – 9 .- 658
Bài viết đánh giá tình hình thực trạng phát triển công nghiệp và đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
338 Môi trường đầu tư ở Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững / Nguyễn Xuân Thiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 451 tháng 12 .- Tr. 3-12 .- 332.63
Bài viết trả lời các câu hỏi về môi trường đầu tư ở Việt Nam: những nhân tố nào ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong việc thu hút FDI ở Việt nam trong thời gian qua? Đâu là nhân tố nổi trội được đánh giá cao và hạn chế tới thu hút FDI ở Việt Nam.
339 Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa gắn với yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay / Hà Văn Sự // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 218 tháng 8 .- Tr. 20-27 .- 382.47
Bài viết tập trung phân tích, làm rõ những bất cập của thực trạng và qua đó chỉ ra một số định hướng chính sách từ phía Nhà nước đối với xuất khẩu hàng hóa gắn với yêu cầu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
340 Tính bền vững trong sự phát triển của vùng Tây Nguyên / Lê Cao Đoàn // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 4 (7)/2014 .- Tr. 21-28 .- 330
Bài báo là một trong những kết quả nghiên cứu của Đề tài “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn” trong Chương trình Tây Nguyên 3. Từ việc phân tích quá trình khai thác tài nguyên ở Tây Nguyên một cách không bền vững, bài báo đã nhấn mạnh cần phải thay đổi quan điểm và nhìn nhận lại giá trị đích thực của Tây Nguyên: đó là tài nguyên sinh thái của Tây Nguyên. Do đó cần phải có các chính sách duy trì, phát triển vào bảo vệ thì mới lấy lại được sự phát triển bền vững cho Tây Nguyên trong thời gian tới.