CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tôn giáo

  • Duyệt theo:
1 Từ ngữ tôn giáo trong tiểu thuyết “mẫu thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh / Nguyễn Thị Hồng Ngân, Nguyễn Ngọc Thụy // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 164-169 .- 400

Thông qua việc khảo sát lớp từ ngữ biểu thị các tôn giáo trong tác phẩm “Mẫu thượng ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, bài viết sẽ làm rõ bức tranh tôn giáo của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX.

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất hướng thiện, nhân bản của tôn giáo và việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay / Hồ Văn Đức // .- 2021 .- Số 48 .- Tr. 21-28 .- 335.4346

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ xã hội. Vì vậy trong công cuộc xây dựng xã hội mới, việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống, ngăn ngừa sự suy thoái về đạo đức lối sống do những tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Qua bài viết tác giả góp phần giúp bạn đọc nhận thức rõ quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp cua tôn giáo.

3 Ảnh hưởng của tôn giáo đến thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên / Bùi Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 598 .- Tr. 16 - 18 .- 910

Bài viết tập trung làm rõ những ảnh hưởng của tôn giáo đến thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và đặt ra một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới nhằm phát huy hơn nữa vai trò của thiết chế ấy trước những ảnh hưởng không thuận chiều của tôn giáo.

4 Nước Pháp trước những thách thức của Hồi giáo / Trần Minh Hoàng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 12-19 .- 327

Phân tích vai trò của Hồi giáo tại Pháp, những thách thức và cách xử lý của Nhà nước Pháp nhằm đảm bảo vai trò trung lập của nhà nước.

5 Yếu tố Ấn giáo trong các tôn giáo trên đất Phù Nam xưa / Lê Đức Hạnh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 2(99) .- Tr. 9-17 .- 327

Trình bày lược sử vương quốc cổ Phù Nam. Phân tích sự hiện diện của các tôn giáo từ Ấn Độ.

6 Những vấn đề cơ bản trong luật pháp tôn giáo của Mỹ / Phạm Thanh Hằng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 57-67 .- 340

Phân tích hai nội dung chính trong luật pháp tôn giáo Mỹ, đó là những quy định trong các văn bản pháp luật nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Mỹ và một số vấn đề liên quan đến đối ngoại tôn giáo.

7 Phong trào tham chính của tôn giáo mới ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai / Dương Thị Kim Oanh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 43-49 .- 327

Tìm hiểu quá trình các tôn giáo mới tham gia chính trị từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Từ đó rút ra một số nhận xét về căn nguyên dẫn đến phong trào tham chính của các tôn giáo mới tại Nhật Bản.

8 Pháp nhân tôn giáo - điểm mới trong luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 / Lê Thị Hiếu // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 47-51 .- 200

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Quy định về công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo là một trong những điểm mới của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Bài viết phân tích những giá trị quan trọng của quy định này trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

9 Tìm hiểu về Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng: tiếp cận sử học tôn giáo / Nguyễn Văn Qúy // Nghiên cứu lịch sử .- 2018 .- Số 10(510) .- Tr. 67 -76 .- 959

Giới thiệu về Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng: Người sáng lập, kế truyền, tôn chỉ và phương pháp thực hành, cơ cấu tổ chức và một vài Tổ đình tiêu biểu.

10 Chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay / Cao Đại Đoàn // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 3-13 .- 340

Phân tích thục trạng pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị.