CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ung thư--Gan
1 Giá trị tiên lượng thời gian sống thêm của thang điểm abcr ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Ngô Gia Mạnh, Phạm Phương Thảo, Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Ánh // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.187-194 .- 610
Khoảng 60% ung thư biểu mô tế bào gan phát hiện ở giai đoạn trung gian theo Barcelona, với liệu pháp điều trị chủ yếu là nút mạch hoá chất qua đường động mạch (TACE). Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đạt hiệu quả như nhau khi điều trị TACE. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá về giá trị của thang điểm ABCR trong tiên lượng thời gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn trung gian được điều trị bằng nút mạch hóa chất. Nghiên cứu 85 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn trung gian điều trị bằng phương pháp TACE tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2024.
2 Yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sau nút mạch điều trị ung thư gan bằng lipiodol / Phạm Hữu Khuyên, Hoàng Đình Doãn, Nguyễn Duy Huề, Lê Thanh Dũng, Ngô Vĩnh Hoài // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 110-116 .- 610
Nút mạch điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng lipiodol là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay với tỷ lệ biến chứng nặng thấp. Hội chứng sau nút mạch là tác dụng không mong muốn hay gặp và thường là nguyên nhân gây kéo dài thời gian điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu tiến cứu mô tả thực hiện đánh giá trên 663 ca can thiệp tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023.
3 21 microRNA huyết thanh tiềm năng trong chẩn đoán ung thư gan / Trần Châu Mỹ Thanh, Trần Ngọc Thanh Đoan, Nguyễn Đình Minh Quân, Đinh Phong Sơn // .- 2024 .- Số 02 (63) - Tháng 4 .- Tr. 73-81 .- 616
Làm rõ các miRNA chẩn đoán tiềm năng được phát hiện trong các mẫu huyết thanh từ bệnh nhân ung thư gan. Từ đó, kết quả này tạo cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu thử nghiệm trong tương lai.
4 Kết quả tăng thể tích gan sau nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan / Thân Văn Sỹ, Lê Thanh Dũng, Cao Mạnh Thấu, Phạm Gia An, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, Trần Hà Phương, Nguyễn Hải Nam, Trần Đình Thơ, Trịnh Hồng Sơn, Bùi Văn Giang, Trịnh Hà Châu, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 195-204 .- 610
Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (LVD) trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Từ tháng 1/2021 đến tháng 7/2023, 52 bệnh nhân HCC (trung vị tuổi là 54,5) có chỉ định phẫu thuật cắt gan với thể tích gan còn lại dự kiến (FLR) ban đầu không đủ đã được tiến hành LVD để tăng thể tích gan trước phẫu thuật.
5 Tổng quan chi phí - hiệu quả của thuốc Lenvatinib trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan / Đỗ Thị Ngọc Bích, Nguyễn Huy Bình, Phạm Huy Tuấn Kiệt // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 343-355 .- 610
Ung thư biểu mô tế bào gan có gánh nặng bệnh tật và kinh tế ngày càng tăng, đặc biệt với nhóm bệnh nhân giai đoạn tiến triển hoặc không thể phẫu thuật. Lenvatinib là thuốc điều trị giúp tăng thời gian sống và làm chậm sự tiến triển của bệnh tương đương so với Sorafenib cho nhóm bệnh nhân trên, nhưng chi phí cao khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu tổng quan một số tài liệu về chi phí - hiệu quả của Lenvatinib so với các lựa chọn khác trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan dựa trên các cơ sở dữ liệu PubMed, Cochrane, Web of Science, Hinari được thực hiện và công bố đến tháng 12/2022. Ghi nhận 7/9 nghiên cứu Lenvatinib đạt chi phí - hiệu quả tại nhiều nước, tuy nhiên 2 nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy những lựa chọn khác được ưu tiên hơn do giá thành cao của Lenvatinib.
6 Tỷ lệ đột biến vùng promoter gen TERT trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan / Lê Văn Thu, Hồ Cẩm Tú, Nguyễn Qúy Linh, Lê Thị Phương, Trần Vân Khánh, Nguyễn Xuân Hậu, Tạ Thành Văn, Nguyễn Thu Thúy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 2(Tập 64) .- Tr. 5-9 .- 610
Nghiên cứu nhằm mục đích xác định tỷ lệ đột biến vùng promoter gen TERT trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và mối liên quan giữa những đột biến này với một số yếu tố nguy cơ ung thư gan. Gen telomerase transcriptase (TERT) mã hóa cho tiểu đơn vị xúc tác của telomerase, là enzyme thiết yếu cho sự kéo dài telomere tại đầu mút nhiễm sắc thể. Mức độ biểu hiện của TERT tương quan cao với nguy cơ nhiều loại ung thư ở người. Đột biến phát sinh trên vùng promoter gen TERT ở tế bào soma được xác định là một cơ chế để kích hoạt telomerase trong ung thư. Nghiên cứu chưa phát hiện được mối liên quan giữa tình trạng đột biến vùng promoter gen TERT và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân HCC như nhiễm virus HBV, HCV, xơ gan và sử dụng rượu bia.
7 Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Lê Hoài Thương, Trần Ngọc Ánh, Đậu Quang Liêu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 92-100 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hầu hết bệnh nhân có chức năng gan ở giai đoạn Child-Pugh A. AFP tăng là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư tế bào gan. Ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển, giai đoạn mà các phương pháp can thiệp có sự hạn chế về lợi ích điều trị, vẫn chiếm tỷ lệ còn khá cao. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết về các chương trình phòng ngừa và giám sát để chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm hơn song song với việc cải thiện chất lượng chẩn đoán và điều trị để giảm cả tỷ lệ mắc bệnh tử vong.
8 Giá trị đột biến gen HBX trong chẩn đoán ung thư gan trên bệnh nhân nhiễm virut viêm gan B / Trần Hà Hiếu, Lê Hữu Song // Y dược học lâm sàng 108 (Điện tử) .- 2011 .- Số 6 .- Tr. 110-115 .- 610
Bối cảnh: Đột biến gen HBx đã được chứng minh có liên quan đến ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) ở những bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Nhằm mục đích: điều tra đột biến gen HBx ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính (CHB) và bệnh nhân HCC và vai trò của nó trong chẩn đoán HCC ở bệnh nhân nhiễm HBV. Đối tượng: 148 bệnh nhân nhiễm HBV được chia thành hai nhóm (54 CHB và 94 HCC) đã được ghi danh vào nghiên cứu này. Methoas: Đột biến gen HBx được phân tích bằng cách giải trình tự trực tiếp. Kết quả: Có 5 điểm đột biến đã được xác định như C1653T (44,6%), T1753C (17,6%), A 1762T (70,3%), G1764A (70,9%) và C1766T (15,5%). Những đột biến này xảy ra thường xuyên hơn ở nhóm HCC so với nhóm CHB: C1653T (66 so với 7,4%, p 0,0001), T1753C (24,5 so với 5,6%, p 0,01), A1762T (83 so với 48,1%, p 0,0001), G1764A (81 so với 48,1% 53,7%, p 0,00l) và C1766T (21,3 so với 5,6%, p 0,005). Những đột biến này có liên quan đến HCC ở bệnh nhân nhiễm HBV với OR (95% CI) là 9,92 (3,16-40,6); 5,5 (1,52-29,9); 5,2 (2.3-12.1); 3.6 (1.6-8.1) và 4.6 (1.3-25.2), tương ứng. Kết luận: Đột biến gen HBx là sự thường xuyên tương đối ở bệnh nhân nhiễm HBV và có liên quan đến sự tiến triển của HCC.
9 Nghiên cứu giá trị của siêu âm và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư gan thứ phát / Mai Hồng Bàng, Bùi Đức Hải // .- 2011 .- Số 6 .- Tr. 6-9 .- 610
Gan là một trong những cơ quan mục tiêu phổ biến để di căn từ ung thư nguyên phát của các cơ quan khác, đặc biệt là từ ung thư đường tiêu hóa. Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu này để đánh giá giá trị của siêu âm và chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư gan di căn. Các đối tượng của nghiên cứu bao gồm 54 bệnh nhân nghi ngờ ung thư gan thứ phát, người đã bị ung thư nguyên phát ở một cơ quan khác. Kết quả tế bào học hoặc bệnh lý được sử dụng làm tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Kết quả cho thấy phần lớn di căn gan là từ đường tiêu hóa, bao gồm 25,9% từ ung thư dạ dày; 64,8 phần trăm - khối u có kích thước dưới 3 cm; 50% khối u hyperechogen, 38% - hypoechogen và 66,6% - hạ huyết áp trên CT. Hoa Kỳ và CT có giá trị tương tự trong chẩn đoán ung thư di căn gan. Độ nhạy, giá trị chẩn đoán cụ thể và chính xác của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là 90,7% / 92,6%; 83,3 phần trăm / 83,3 phần trăm; và 90 phần trăm / 91,7 phần trăm, tương ứng.
10 Ảnh hưởng của liều thuốc khởi điểm của Sorafenib trong điều trị ung thư gan nguyên phát / Nguyễn Thị Thu Hường, Lê Văn Quảng // .- 2019 .- Số 121(5) .- Tr. 56-63 .- 610
Sorafenib được chỉ định điều trị hàng đầu trong ung thư gan nguyên phát (UTGNP) không có chỉ định can thiệp tại chỗ. Trong thực tế điều trị liều thuốc khởi điểm của sorafenib dao động từ 400 đến 800 mg/ngày tuỳ thuộc tình trạng bệnh và kinh nghiệm bác sĩ điều trị. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng liều thuốc khởi điểm tới kết quả điều trị. Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 110 bệnh nhân UTGNP điều trị tại bệnh viện K và bệnh viện Đại học Y Hà nội từ 1 - 2010 đến 31 - 11 - 2018. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa liều chuẩn 800 mg so với dưới 800mg/ngày: tỷ lệ kiểm soát bệnh (63,3% vs 57,5%, p > 0,05), PFS trung vị 6,2 tháng vs 5,6 tháng, HR = 1,414 (95%CI 0,739 - 2,704), OS trung vị 10,4 tháng so với 6,2 tháng, HR = 0,959 (95%CI 0,501 - 1,835). Độc tính phản ứng da tay chân, tăng huyết áp và tỷ lệ giảm phải giảm liều thuốc do độc tính cao hơn có ý nghĩa ở nhóm điều trị liều khởi điểm 800 mg/ngày.