CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Thuế
41 Chính sách thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng // .- 2021 .- Số 766 .- Tr. 63-65 .- 658
Chính sách thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số trên thế giới; những khó khăn trong việc áp dụng chính sách thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số; kinh nghiệm cho Việt Nam.
42 Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp tại các quốc gia châu Á trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Phan Thị Lan Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 50-52 .- 658
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Để hỗ trợ nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đã sớm có những động thái liên quan đến việc thực hiện các biện pháp thuế khẩn cấp. Bài viết tóm lược các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam và một số quốc gia châu Á trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp để Việt Nam có thể vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa cân bằng lợi ích nhà nước với lợi ích của doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19.
43 Kinh nghiệm quốc tế về cải cách chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán / Phạm Tiến Đạt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 25-27 .- 332.64
Với vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thị trường chứng khoán là thị trường có tốc độ thay đổi nhanh nhất và tác động lớn đến kinh tế-xã hội của các quốc gia. Thị trường chứng khoán phát triển cũng đặt ra không ít thách thức trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách quản lý thuế. Vì vậy, việc cải cách chính sách thuế là yêu cầu bắt buộc trước những áp lực từ sự thay đổi của thị trường này. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm cải cách chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán trên thế giới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
44 Hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất / Lê Xuân Trường, Nguyễn Đình Chiến // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 61-65 .- 658
Bài báo khái quát các kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập của chính sách thuế đối với đất đai sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai để thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
45 Chính sách thuế đối với tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị / Nguyễn Thị An // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 69-71 .- 658
Các chính sách thuế liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng hoàn thiện và thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động thu ngân sách nhà nước, cũng như khuyến khích việc khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm, tuy nhiên, thực tiễn triển khai các quy định pháp luật liên quan đến thuế tài nguyên vẫn còn tồn tại một số bất cập. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế đối với tài nguyên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với hoạt động thu ngân sách nhà nước, đối với việc điều chỉnh hành vi của người nộp thuế và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
46 Luận cứ khoa học chính sách thuế trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thuý Hằng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 72-74 .- 658
Bài viết nghiên cứu cơ sở khoa học và chính sách quản lý, cải cách thuế trên thế giới, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế của Việt Nam.
47 Mối quan hệ giữa cơ sở thuế thuế thu nhập doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài / Lê Thu Hằng, Nguyễn Danh Nam // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.144 - 146 .- 658
Bài viết phân tích mối quan hệ nhân quả giữa cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019. Phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng của các quốc gia để kiểm tra tính chất nhân quả giữa các biến tạo thành bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp trong dài hạn giữa cơ sở thuế thuế thu nhập doanh nghiêp và FDI. Đồng thời, có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa các biến trong dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là mối quan hệ giữa FDI từ "thiên đường" thuế và cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua đó bài viết đưa ra một số hàm ý về chính sách thuế đối với FDI tại các quốc gia, trong đó cần xem xét chọn lọc dòng vốn FDI từ những nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm xã hội.
48 Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên tại Việt Nam / Nguyễn Thị Quỳnh Dao // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.36 - 38 .- 658
Thuế tài nguyên là một công cụ quan trọng góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý tài nguyên thông qua chính sách thuế tài nguyên vẫn chưa cao, chưa mở rộng nhằm điều chỉnh hành vi sử dụng và khai thác tài nguyên theo hướng tăng trưởng bền vững. Bài viết làm rõ những hạn chế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách.
49 Phát huy vai trò của chính sách thuế đối với tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam / Lê Xuân Trường, Đào Mai Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 09 (218) .- Tr. 15 - 19 .- 658
Bài viết làm rõ cơ sở lý thuyết của chính sách thuế đối với tăng trưởng toàn diện. Phân tích thực trạng chính sách thuế góp phần đảm bảo tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam trong 2 thập kỷ vừa qua và đề xuất các giải pháp góp phần phát huy vài trò của chính sách thuế đối với tăng trưởng toàn diện thời gian tới.
50 Chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI ở Việt Nam / Hoàng Phương Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 210 .- Tr. 77-82 .- 658.153
Đánh giá tác động của chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI, từ đó gợi ý một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI, nhằm đáp ứng mục tiêu thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI.