CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giám sát--Tài chính

  • Duyệt theo:
1 Xu hướng giám sát dịch vụ tài chính số trên thế giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Lưu Ánh Nguyệt, Nguyễn Lê Đức // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 22 - 25 .- 332

Bài báo này trình bày về xu hướng và chiến lược trong việc giám sát dịch vụ tài chính số, nhằm nâng cao tính minh bạch, an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Một số xu hướng quan trọng bao gồm hoàn thiện các quy định quản lý và giám sát đối với dịch vụ tài chính số, ứng dụng công nghệ suptech trong giám sát tài chính số, nâng cấp mô hình giám sát tài chính.

2 Thực trạng giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay / Phạm Quốc Huy // .- 2024 .- Số 654 - Tháng 3 .- Tr. 40 - 42 .- 658

Bài viết khái quát về thực trạng mô hình giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp.

3 Giám sát tài chính an toàn vi mô đối với ngân hàng thương mại / Phạm Thị Quyên, Hoàng Thị Thu Hường, Nguyễn Vũ Anh Quân // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 18-22 .- 332.1

Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian hoạt động trong thị trường tài chính. Ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân hàng thương mại có tác động chi phối đến tất cả các khu vực trong hệ thống tài chính. Vì vậy, cơ quan quản lý chức năng cần giám sát tài chính đối với ngân hàng thương mại để đảm bảo sự tuân thủ đúng, đủ các quy định về an toàn tài chính và kiểm soát rủi ro tài chính. Giám sát tài chính đối với ngân hàng thương mại (NHTM) bao gồm giám sát tài chính an toàn vi mô và giám sát tài chính an toàn vĩ mô. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chủ yếu bàn về về giám sát tài chính an toàn vi mô.

4 Giám sát tài chính của cơ quan dân cử trong hệ thống ngân sách nhà nước lồng ghép ở Việt Nam / Nguyễn Minh Tân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 5 - 7 .- 658

Công tác giám sát tài chính ngân sách được xem là chìa khóa để bảo đảm quản lý hiệu quả ngân sách nhà nước, giữ vững an ninh tài chính và cho phép các nhà quản lý phát hiện, phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra đối với công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tế triển khai công tác này ở Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế cần có giải pháp khắc phục.

5 Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán / Cao Minh Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 20-24 .- 332.1

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đến nay, hầu hết những nhà đầu tư chứng khoán đã chuyên nghiệp hơn, biết phân tích thông tin một cách hợp lý để đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. Tuy nhiên việc nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, không chắc chắn và lợi nhuận mong đợi (kết quả đầu tư được nhận thức), dựa vào lý thuyết tài chính truyền thống và hiện đại (tài chính hành vi) là việc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

6 Kinh nghiệm sử dụng chỉ tiêu giám sát tài chính đơn vị sự nghiệp công lập từ một số nước trên thế giới / Nguyễn Thị Thanh, Vũ Đức kiên , Đặng Thị Thanh Minh // .- 2022 .- Số 783 .- Tr. 24-27 .- 332.1

Đề cập đến kinh nghiệm sử dụng chỉ tiêu giám sát tài chính tại cơ sở giáo dục đào tạo tại các bệnh viện công, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam trong việc sử dụng các chỉ tiêu giám sát tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

7 Đổi mới hoạt động giám sát gắn với trách nhiệm các bên liên quan trong giải ngân vốn đầu tư công / Phạm Tiến Đạt, Nguyễn Văn Vẹn // .- 2021 .- Số 765 .- Tr. 9-12 .- 332.63

Đầu tư công là một trong những yếu tố của tổng cầu đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Quản lý đầu tư công hiệu quả thể hiện qua giải ngân đúng tiến độ theo quy định pháp luật. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết, ưu tiên hàng đầu ở mỗi quốc gia. Giải pháp tăng cường giám sát, nâng cao trách nhiệm các bên liên quan tham gia vào quá trình giải ngân vốn đầu tư công là một mắt xích của đầu tư công, có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định thành công hoạt động đầu tư công và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tại Việt Nam, tăng cường đổi mới hoạt động giám sát gắn với trách nhiệm các bên liên quan trong giải ngân vốn đầu tư công cũng là vấn đề được quan tâm trong thời gian qua.

8 Tăng cường giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải ngân vốn đầu tư công / Nguyễn Quốc Điển // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 36-39 .- 332.1

Bài viết đánh giá một số kết quả đạt được trong hoạt động giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, đồng thời nhận diện một số tồn tại, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng cuối năm, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian tới.

9 Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và liên hệ với Việt Nam / Phạm Minh Tuấn, Hồ Văn Trị // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 79 - 81 .- 658

Dù áp dụng mô hình giám sát tài chính nào các nước cũng đều cần xem xét đảm bảo đạt được ba mục tiêu với nguồn lực hiện có và chi phí tối ưu đó là: Đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế; Đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của các thể chế tài chính; Đảm bảo đạo đức kinh doanh thị trường tài chính và bảo vệ người tham gia thị trường.

10 Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và liên hệ với Việt Nam / Phạm Minh Tuấn, Hồ Văn Trị // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 79-81 .- 332.1

Giám sát tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo môi trường phát triển an toàn, thuận lợi và lành mạnh cho các định chế tài chính nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, không có mô hình tối ưu vì sự phù hợp trong lựa chọn mô hình của từng nước phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, thể chế chính trị và đặc trưng của nền kinh tế nước đó. Dù áp dụng mô hình giám sát tài chính nào, các nước cũng đều cần xem xét đảm bảo đạt được ba mục tiêu với nguồn lực hiện có và chi phí tối ưu, đó là: (i) Đảm bảo sự ổn định, vận hành thông suốt của toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế; (ii) Đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của các thể chế tài chính; (iii) Đàm bảo đạo đức kinh doanh thị trường tài chính và bảo vệ người tham gia thị trường.