CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giao thông--Chiến lược phát triển
1 Phân tích một số giải pháp phát triển hạ tầng giao thông theo hướng bền vững / Lê Thái Bình // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 47-51 .- 624
Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu các tài liệu của các chuyên gia, các nhà khoa học, bài báo đề cập phân tích một số nguyên nhân và đưa ra một vài giải pháp có thể vận dụng khả thi với xu hướng phát triển giao thông của các đô thị.
2 Một số khuyến nghị cho chính sách của Nhà nước trong việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Hồng Thái // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 138-140 .- 624
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực tư nhân ở Việt Nam theo hình thức hợp tác công – tư trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất khuyến nghị cho chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng thu hút khu vực tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).
3 Theo dõi việc quản lý và khắc phục điểm đen giao thông địa bàn tỉnh Đồng Nai bằng phần mềm Mapinfo / TS. Chu Công Minh, ThS. Trần Dương Hùng // Cầu đường Việt Nam .- 2015 .- Số 03/2015 .- Tr. 49-52 .- 624
Nghiên cứu này góp phần ngăn chặn các tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông tại các điểm đen trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu gồm các bước: thu thập, xử lý số liệu; xác định vị trí và thông tin các điểm đen trên bản đồ số; cập nhật, xây dựng điểm đen theo quan điểm an toàn giao thông trên bản đồ số.
4 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hướng tới phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông / TS. Nguyễn Ngọc Long // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 11+12/2012 .- Tr. 90-94. .- 624
Đề cập những khái niệm và nội dung cơ bản hướng tới phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và các dự án xây dựng cầu đường nói riêng. Điểm qua những đặc điểm tự nhiên, xã hội của các vùng, miền đất nước, tác giả đưa ra những ý tưởng để tiếp cận khái niệm phát triển bền vững phù hợp với những đặc điểm, đặc thù trong từng vùng miền. Khái quát những thành tựu to lớn đã đạt được trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và xây dựng cầu đường nói riêng trong gần 20 năm đổi mới để minh chứng những giá trị đích thực xứng đáng được tôn vinh do những người xây dựng cầu đường làm nên. Đồng thời bàn luận một số nội dung trọng tâm cụ thể trong xây dựng mạng đường bộ cao tốc Việt
5 Giới thiệu: Dự án nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam đến 2030 / Trịnh Đức Thắng // Cầu đường Việt Nam .- 2011 .- Số 9/2011 .- Tr. 36-37 .- 624
Dự án do Bộ GTVT Việt Nam (MoT) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng phối hợp nghiên cứu, gồm các vấn đề sau: Khung phát triển GTVT, tổng hợp các chiến lược và quy hoạch chuyên ngành, phát triển hàng lang GTVT Bắc Nam, quy hoạch tổng thể và các chương trình đầu tư.
6 Đề xuất khung nội dung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải theo phương pháp tiếp cận hệ thống / ThS. Nguyễn Tá Duân, PGS. TS. Nguyễn Quang Đạo, TS. Vũ Hoài Nam // Cầu đường Việt Nam, Số 5/2010 .- 2010 .- Tr. 18-25 .- 624.03
Việc lập quy hoạch giao thông vận tải ở nước ta hiện nay đang dựa trên hệ thống chưa đầy đủ về quy chuẩn, quy phạm hoặc văn bản quy định cụ thể. Chính vì vậy, cùng một đối tượng quy hoạch, nhưng mỗi dự án có phương pháp, trình tự khác nhau, không thống nhất. Không chỉ vậy, trong nội dung của nhiều bản quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải ở nước ta hiện nay còn thiếu nhiều nội dung cần thiết để thực sự một bản quy hoạch tổng thể vừa công cụ quản lý nhà nước, vừa là công cụ thúc đẩy phát triển quy hoạch. Bài báo dựa trên cơ sở phân tích đã đề xuất một khung nội dung quy hoạch giao thông vận tải dưới cái nhìn hệ thống.
7 Mười biện pháp chống ô nhiễm do giao thông đô thị / Nguyễn Huy Côn // Người Xây dựng, Số 8/ 2009 .- 2009 .- tr. 28, 36 .- 711
Đưa ra mười biện pháp nhằm khắc phục hiểm họa giao thông gây ra: Tiết kiệm nhiên liệu, dùng nhiên liệu hữu hạng, dùng "pô xúc tác" hoàn chỉnh, dùng chung xe, ưu tiên cho người đi xe đạp, khuyến khích đi bộ...