CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chất lượng--Đào tạo

  • Duyệt theo:
21 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu / Phạm Cao Tố // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 513 tháng 3 .- Tr. 90-92 .- 910.202

Chỉ ra các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc thù trong các cơ sở đào tạo du lịch tại địa phương.

22 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chất lượng đào tạo các khóa học ngắn hạn : khảo sát thực nghiệm tại trường cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng / Phan Thanh Hải, Dương Phú Khải Trí // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 249 tháng 03 .- Tr. 83-93 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở thu thập dữ liệu từ 274 học viên nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo các khóa học ngắn hạn. Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và thực hiện nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu thực tiễn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng cho thấy: (1) Chất lượng kỹ thuật, (2) Chất lượng chức năng, (3) Hình ảnh của nhà trường đều có mối quan hệ thuận chiều với Sự hài lòng của người học. Đồng thời, chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng cũng có tác động thuận chiều đến Hình ảnh. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học để cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo các khóa học ngắn hạn của nhà trường.

23 Nâng cao chất lượng nhân lực tại Trung tâm đào tạo - huấn luyện thể dục thể thao tỉnh Nghệ An / Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Thị Thủy Lê // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 13-15 .- 658.3

Trình bày đặc điểm, tình hình nâng cao chất lượng nhân lực tại Trung tâm đào tạo - huấn luyện thể dục thể thao tỉnh Nghệ An trong thời gian qua và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại Trung tâm đào tạo - huấn luyện thể dục thể thao tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020.

24 Chất lượng đào tạo sau đại học về luật học những vấn đề được đặt ra / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2017 .- Số 2 (201) .- Tr. 89-96 .- 340

Phân tích 5 mâu thuẫn đang tác động xấu đến chất lượng đào tạo sau đại học về luật học, qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục các mâu thuẫn đó để đảm bảo chất lượng đào tạo đại học về luật học của mỗi cơ sở đào tạo nói riêng cũng như của toàn quốc nói chung.

25 Nâng cao chất lượng giảng dạy theo hình thức online ở bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, trường Đại học Vinh / Nguyễn Hoài Nam, Lương Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Văn Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 480 tháng 10 .- Tr. 70-72 .- 370.597

Đánh giá thực trạng giảng dạy theo hình thức online và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dậy online ở bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, trường Đại học Vinh.

26 Giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại / ThS. Hoàng Thị Thúy // Tài chính .- 2016 .- Số 643 tháng 10 .- Tr. 56-57 .- 371.302 8

Trình bày tình hình trình độ của độ ngũ giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế - thương mại trong thời gian tới.

27 Ứng dụng quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý chất lượng đào tạo tại Đại học FPT / Đỗ Thị Bích Hiền, Nguyễn Ngọc Trung, Trần Thanh Tuấn // Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 478 tháng 9 .- Tr. 48-50 .- 658.562

Phân tích và đánh giá tình trạng quản lý chất lượngđào tạo của khối Cao đẳng nghề Trường Đại học FPT, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp với bối cảnh và định hướng phát triển chất lượng của nhà trường.

28 Nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của các doanh nghiệp / Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan // Kinh tế và phát triển .- 2015 .- Số 221 tháng 11 .- Tr. 2-13 .- 658.3

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ nhân lực trình độ đại học, cao đẳng trong khu vực doanh nghiệp và đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học. Phương pháp tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ, thực chất và khách quan về hệ thống giáo dục đại học của nước ta. Bài viết đã chỉ ra rằng, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, những yếu kém về chất lượng đào tạo đại học được thể hiện qua sự không phù hợp và sự thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng cơ bản của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.