CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiệp định Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia bằng biện pháp tài phán / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 85-100 .- 341.5

Tranh chấp biển luôn là vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức mà các quốc gia liên quan phải đổi mặt. Hiệp định 1982 đã chính thức chấm dứt sự tranh chấp hai bên về các đảo trong khu vực. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm tranh chấp này bằng mọt đường ranh giới biển giữa hai nước, nên sử dụng biện pháp tài phán, đây là vấn đề gợi mở cho nghiên cứu này.

2 Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư ở Nhật bản và những khuyết nghị đối với Việt Nam trong thực thi Hiệp định CPTPP / Hoàng Phước Hiệp // Luật học .- 2021 .- Số 12 .- Tr.3 - 19 .- 346.5970702632

Nhật Bản là đối tác toàn diện với Việt nam và cùng với Việt nam đều là thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( Hiệp định CPTPP ). Thực thi Hiệp định CPTPP không thể tránh khỏi các tranh chấp thương mại, đầu tư giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh Việt Nam và Nhật Bản. Việc nắm vững pháp luật thương mại, đầu tư Nhật bản là cần thiết. Bài viết này phân tích, làm rõ một số nội dung quan trọng trong giải quyết tranh chấp (DSM) thương mại, đầu tư ở Nhật Bản và khuyết nghị đối với Việt Nam trong thực thi Hiệp định CPTPP trong quan hệ với Nhật Bản.

3 Hòa thiện pháp luật thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN / Đoàn Quỳnh Thương // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.85 - 99 .- 341.752

Trải qua hơn 20 năm hợp tác trong lĩnh vực Thương mại điện tử, ngày 12/11/2019, tại Hà Nội, các quốc gia thành viên ASEAN lần đầu tiên đã kí kết được Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN. Là thành viên tích cực ASEAN, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử để tạo dựng cơ sở hạ tầng pháp lý an toàn cho mô hình kinh doanh này, đồng thời đảm bảo hội nhập khu vực và quốc tế bền vững. bài viết phân tích một số điểm bất cập của pháp luật Việt nam so với Hiệp định và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử Việt Nam nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN năm 2019 như: bổ sung quy định về các loại chữ ký điện tử; sửa đổi một số quy định về các biện pháp chế tài hành chính xử lý vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân để đảm bảo thống nhất trong các văn bản luật; đưa ra qui định riêng đối với logistics trong thương mại điện tử; quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ...

4 Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản của thị trường Nhật Bản : các giải pháp ứng phó của Việt Nam / Phạm Thị Thùy Linh, Nguyễn Mạnh Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 12-18 .- 650.01

Phân tích thực trạng một số rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng khi tiếp cận thị trường này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để thủy sản nước ta đáp ứng được các rào cản thương mại do Nhật Bản quy định. Việt Nam và Nhật Bản đang cùng tham gia 3 hiệp định thương mại tự do là: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khi các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi này, ngành thủy sản Việt Nam phải vượt qua các rào cản phi thuế quan (NTBs) của Nhật Bản như: tiêu chuẩn về dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, mức độ nhiễm khuẩn, nhãn mác bao bì…

5 Doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực / Nguyễn Huỳnh Trọng Hiếu // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Vol 6 (No.2) .- Tr. 7-13 .- 658

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của các chính sách ngoại giao và hiệp định thương mại đến sức khỏe doanh nghiệp Việt Nam, dòng chảy vốn đầu tư và tổng thể nền kinh tế giai đoạn sau đổi mới 1986-2020. Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều thị trường tiềm năng với ưu đãi thương mai hấp dẫn.

6 Thực thi EVFTA : những qui định Việt Nam cần quan tâm / Nguyễn Thị Thanh Tâm // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.51 – 53 .- 330

Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) ký kết ngày 30/6/2019 tại Hà Nội được đánh giá là cú hích lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt, Hiệp định còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng thương mại của 28 nước thành viên trong Liên minh Châu Âu (EU). Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh thực thi Hiệp định này là vấn đề được phân tích trong bài viết.

7 Quan điểm và giải pháp đột phá để Việt Nam tham gia có hiệu quả CPTPP, FTA thế hệ mới và các FTA truyền thống / Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thúy Hồng, Phạm Quang Trung // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 266 .- Tr. 2-11 .- 658

Bài viết này tổng quan các FTA Việt Nam đã và đang đàm phán, tham gia đàm phán, ký và thực thi, đề cập một số cam kết và nhóm cam kết chủ yếu của một số thành viên trong Hiệp định CPTPP về thuế và một số mặt hàng cho Việt Nam. Bài viết chỉ ra cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia CPTPP và những hạn chế, bất cập chủ yếu của Việt Nam trong hội nhập và tham gia các FTA thời gian qua. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các quan điểm và một số giải pháp đột phá để Việt Nam tham gia có hiệu quả CPTPP, các FTA thế hệ mới và truyền thống đang và sẽ thực thi đến năm 2030.

8 Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do tới ngành dệt may Việt Nam / ThS. Đỗ Khắc Dũng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 07 (155) .- Tr. 39-45 .- 330

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các hiệp định tới ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là hiệp định CPTPP, là công việc cần thiết, từ đó đưa ra được định hướng phát triển, ngành dệt may của Việt Nam ngày một phát triển.

9 Quan điểm của tòa án công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động / Nguyễn Hồ Bích Hằng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 4 (116) .- Tr. 60 – 65 .- 340

Phân tích nội dung quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về thẩm quyền riêng biệt của Liên minh châu Âu ( EU ), thẩm quyền chung của EU và các quốc gia thành viên, cũng như thẩm quyền riêng biệt của các quốc gia thành viên EU trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Singapore. Bài viết đánh giá các tác động của quan điểm này đối với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà EU đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong nhưng chưa thông qua cũng như các chính sách thương mại của EU trong thời gian tới.

10 Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng biện pháp tài phán trong các hiệp định thương mại tự do của EU / Nguyễn Thị Anh Thơ, Trần Phương Anh // Luật học .- 2018 .- Số 3 (214) .- Tr. 69-79 .- 340

Phân tích, làm rõ một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định của pháp luật EU và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng các biện pháp tài phán trong các hiệp định thương mại tự do của EU.