CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hợp tác xã

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu chính sách phát triển mô hình hợp tác xã tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phương, Trương Anh Tuấn, Đinh Thị Thanh Tâm, Lý Thu Cúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 81-84 .- 658

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển mô hình tổ chức theo hợp tác xã và đã có những tác động đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các mô hình hợp tác xã này đã chứng minh được sự phù hợp với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình hợp tác xã chưa phát huy được hết vai trò của nó. Do đó, để các hợp tác xã phát triển bền vững và mang lại hiệu quả tốt hơn, các chính sách hỗ trợ và phát triển hợp tác xã cần được thiết kế và thực hiện theo tiếp cận từ dưới lên, dựa trên nhu cầu của các hợp tác xã.

2 Liên kết hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ nong sản ở tỉnh Thái Bình / Tô Xuân Dân, Nguyễn Thị Kim Chi, Tô Xuân Hùng // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 45-54 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng liên kết kinh doanh giữa các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất tiêu thụ nông sản với những kết quả đạt được, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết kinh tế giữa hộ gia đình, hợp tác xã và các doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

3 Quản lí nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác xã tại Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị / Trần Linh Huân, Trần Thị Bảo Chân, Nguyễn Phạm Thanh Hoa, Phạm Thị Hải Vân // Ngân hàng .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 3-9 .- 330

Phát triển kinh tế tập thể được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay và đây cũng chính là thành phần kinh tế quan trọng bên cạnh kinh tế nhà nước của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể hay mô hình hợp tác xã của nước ta ở thời điểm hiện tại chưa thực sự phát huy hiệu quả theo đúng mục tiêu, chính sách của Nhà nước. Do vậy, cần phải có giải pháp để phát huy và nâng cao tiềm lực của kinh tế tập thể, đặc biệt là đối với công tác quản lí nhà nước. Xuất phát từ thực tiễn này, bài viết sẽ phân tích tình hình quản lí nhà nước đối với mô hình hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra một số khó khăn, thách thức; cuối cùng, đề xuất các giải pháp.

4 Bàn về phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay / Nguyễn Tú Anh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.25-31 .- 330

Hình thức tổ chức doanh nghiệp theo cơ chế thị trường thuần túy đã tạo ra những “thất bại của thị trường” đẩy những người yếu thế vào tình thế ngày càng yếu thế. Đây chính là lý do hình thành nên các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) như tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX.

5 Thực trạng tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã tại Việt Nam: Nghiên cứu điểm tại Sơn La, Đà Nẵng và An Giang / Nguyễn Văn Phương, Vũ Thị Hải, Lý Thu Cúc // .- 2022 .- Số 11(534) .- Tr. 57-69 .- 658

Bài viết tập trung phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã tại ba địa phương: Sơn La, Đà Nẵng và An Giang. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được thực hiện tại 202 hợp tác xã, để tìm hiểu thực trạng hoạt động của các hợp tác xã trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hợp tác xã được khảo sát chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2013. Để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã cần có những giá trị đột phá tư nhà nước, chính quyền địa phương.

6 Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã / Hoàng Thị Hoa // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 70-73 .- 004

Chuyển đổi số được coi là công cụ quan trọng để phát triển và chuyển đổi mô hình kinh tế hợp tác xã một cách linh hoạt, phù hợp, đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực, góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, giúp các hợp tác xã tiếp cận nhanh với thị trường và gắn với chuỗi giá trị. Bài viết trao đổi về thực trạng chuyển đổi số khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình này trong thời gian tới.

7 Kiểm toán hợp tác cần được qui định trong luật / Đặng Văn Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 9(228) .- Tr. 3-4 .- 657

Kiểm toán tập thể hình thành và phát triển, ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Hợp tác xã được hình thành KTTT "Luật HTX" đã được thực hiện hơn 10 năm. Chủ trương sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các qui định pháp luật về KTTT là cần thiết, để phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển mới. Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế đã được nhận dạng, Dự thảo Luật HTX gồm 12 chương, 117 Điều, trong đó: bãi bỏ 03 Điều; sửa đổi 71 Điều; bổ sung 49 Điều so với Luật HTX năm 2012. Có nhiều nội dung mới của dự thảo Luật sửa đổi, nhưng quan tâm lớn nhất là những qui định mới về kiểm toán HTX.

8 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13 - Đo lường giá trị hợp lý / Lê Thị Thanh Huệ // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 9(228) .- Tr.63-68 .- 332

Năm 2005, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai dự án "Xây dựng và bàn hành hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành". Cùng với việc triển khai dự án này, IASB CŨNG CÓ NHỮNG thay đổi quan trọng, trong cách tiếp cận về kế toán và báo cáo tài chính (BCTC), theo hướng chuyển từ quan điểm kế toán theo giá phí lịch sử và đặt trọng tâm vào kế toán doanh thu chi phí theo các giao dịch thực hiện sang cách tiếp cận, dựa trên nguyên tắc ghi nhận tài sản, nợ phải trả theo hướng hợp lý và ghi nhận doanh thu, chi phí theo sự biến động của giá trị tài sản, nợ phải trả.

9 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các giá trị tham khảo cho Việt Nam / Nguyễn Duy Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5(255) .- Tr. 28-38 .- 330

Phân tích một số kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.

10 Mở rộng cho vay đối với hợp tác xã / Nguyễn Cảnh Hiệp // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 526 .- Tr. 40-49 .- 330

Bài viết nghiên cứu chính sách tín dụng của Nhà nước đối với các hợp tác xã trong những năm gần đây và việc triển khai chính sách này thông qua những ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất Việt Nam. Kết hợp với phân tích các định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tập thể cũng như tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tác giả đề xuất một số nội dung cần thực hiện để mở rộng hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng đối với hợp tác xã, nhằm thực hiện các định hướng và mục tiêu này trong giai đoạn tiếp theo.