CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Cọc khoan nhồi

  • Duyệt theo:
31 Phân tích, xác định khả năng chịu tải của cọc khoan nhồi theo lý thuyết và theo thí nghiệm hiện trường tại khu vực Cần Thơ / Lê Bá Vinh, Phạm Xuân Trung // Xây dựng .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 69-71. .- 624

Hiện nay khi thi công các công trình đắp trên nền đất yếu có xử lý bấc thấm, có thể đánh giá sự ổn định nền dựa trên các số liệu chuyển vị của nền đất. Có hai phương pháp đã được sử dụng khá phổ biến trong điều kiện ở Nhật Bản là: phương pháp Matsuo-Kawamura, và phương pháp Tominaga – Hashimoto. Bài báo trình bày các phân tích nhằm đánh giá khả năng áp dụng của hai phương pháp này trong điều kiện ở Việt Nam. Việc phân tích được tiến hành thông qua phần mềm PLAXIS cho công trình thực tế là đường Nguyễn Văn Cừ nối dài tại thành phố Cần Thơ. Từ các kết quả tính toán được, các tác giả rút ra các kiến nghị về khả năng áp dụng của hai phương pháp nêu trên trong điều kiện ở Việt Nam.

32 Mô hình hóa quá trình gia công chế tạo lồng ghép cọc khoan nhồi / PGS. TS. Nguyễn Quốc Bảo, ThS. Phạm Hoàng // Xây dựng .- 2014 .- Số 02/2014 .- Tr. 133-136. .- 624

Thi công chế tạo lồng ghép là một trong những công đoạn lớn của quá trình thi công cọc khoan nhồi. Bài báo trình bày các kết quả mô hình hóa công đoạn chế tạo lồng ghép nhằm tiến tới mô hình hóa quá trình thi công cọc đơn.

33 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cọc đất gia cố xi măng trong xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Việt Hùng // Cầu đường Việt Nam .- 2011 .- Số 1+2/2011 .- Tr. 67-70 .- 624

Trình bày các giải pháp xử lý nền đất yếu trong các công trình xây dựng cầu đường, các giải pháp ứng dụng công nghệ mới. Nội dung thiết kế cọc đất gia cố xi măng.

34 Về vấn đề sử dụng hiệu quả cọc khoan nhồi / PGS. TS. Đoàn Thế Tường // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 2/2010 .- 2010 .- Tr. 14-17 .- 624

Bài báo sử dụng các kết quả thí nghiệm cọc gần đây nhất đưa ra một quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả của loại cọc khoan nhồi.