CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Thông gió
1 Tính toán tải trọng gió tác dụng lên tấm năng lượng mặt trời theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS C 8955 : 2017 / Phạm Quang Vinh // .- 2024 .- Quý 1 .- Tr. 68-75 .- 690
Trình bày phương pháp tính toán tải trọng gió tác động lên kết cấu đỡ tấm năng lượng mặt trời theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS C 8955:2017. Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng góc nghiêng của tấm năng lượng mặt trời và cấp độ nhám bề mặt địa hình đến tải trọng gió tính toán tác dụng lên tấm năng lượng mặt trời. Ngoài ra, kết quả và phương pháp tính toán cũng được so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-2023.
2 Ứng dụng giải pháp thông gió thu hồi năng lượng (ERV) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà / Nguyễn Công Thịnh, Nguyễn Đức Lượng, Hoàng Xuân Hòa // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 46-49 .- 697
Phân tích, đánh giá các công nghệ thu hồi nhiệt bao gồm (1) Thiết bị trao đổi nhiệt quay, (2) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm cố định, (3) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống, (4) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng chạy vòng quanh và ứng dụng của chúng trong các hệ thống HVAC. Các kết quả nghiên cứu có thể góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng thúc đẩy ứng dụng công nghệ ERV nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà ở Việt Nam.
3 Nghiên cứu thực nghiệm bảng quảng cáo tấm lớn dưới tác động của gió / Nguyễn Lệ Thủy, Nguyễn Hồng Sơn, Vũ Thành Trung // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 99-105 .- 690
Đề xuất quy trình thí nghiệm trong ống thổi khí động áp dụng đối với bảng quảng cáo theo các thông số gió và trang thiết bị hiện có ở Việt Nam, trình bày công tác thí nghiệm và kết quả thí nghiệm mô hình tỉ lệ thu nhỏ 1:30 đối với kết cấu bảng quảng cáo.
4 Mô phỏng bảng quảng cáo tấm lớn bằng phần mềm Ansys Fluent / Nguyễn Lệ Thủy, Nguyễn Hồng Sơn // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 73-79 .- 624
Trình bày việc xác định tác động của gió lên tấm bảng quảng cáo tấm lớn và hệ số cản khí động bằng phần mềm Ansys Fluent, thông qua kỹ thuật tính toán Động lực học chất lưu. Đồng thời, làm rõ ảnh hưởng của chất lượng chia lưới và kích thước vùng không gian mô phỏng cũng như việc lựa chọn mô hình dòng rối và hàm tường đến giá trị hệ số cản khí động, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
5 Nghiên cứu quy trình xác định tải trọng gió lên nhà công nghiệp một tầng theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1991-1-4:2005 và so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995 / TS. Nguyễn Hải Quang // Xây dựng .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 115-119 .- 624
Nghiên cứu cách xác định tải trọng gió lên khung thép nhà công nghiệp một tầng theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1991-1-4:2005 trong điều kiện Việt Nam. Đưa ra cách tính toán và quy đổi các thông số đầu vào, tính toán các số liệu phục vụ quá trình xác định tải trọng gió một cách thuận tiện, so sánh một số sai khác giữa tiêu chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn Việt Nam; lập quy trình tính toán tải trọng gió, lập ví dụ minh họa và đưa ra các nhận xét khi tính toán theo tiêu chuẩn này.
6 Phương pháp kiểm tra gia tốc đỉnh nhà cao tầng do gió gây ra / TS. Nguyễn Ngọc Bá // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 3-10 .- 624
Đề cập đến phương pháp tính gia tốc dao động công trình nhà theo các tiêu chuẩn Eurocode, với các giới hạn gia tốc dao động công trình theo tiêu chuẩn ISO 10137:2007 và đề xuất áp dụng phương pháp này trong việc kiểm tra gia tốc đỉnh của nhà cao tầng trong công tác thiết kế kết cấu tại Việt Nam.
7 Tính toán tải trọng gió tác dụng lên công trình ở Việt Nam theo tiêu chuẩn ASCE 7 của Hoa Kỳ / Nguyễn Việt Hưng // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 88-95 .- 624
Trình bày chi tiết phương pháp xác định tải trọng gió và các trường hợp tác dụng của tải trọng gió lên công trình theo tiêu chuẩn ASCE 7-10 của Hoa Kỳ. Để có thể áp dụng tiêu chuẩn Hoa Kỳ khi thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam, bài báo cũng quy đổi vận tốc gió cơ sở có chu kỳ lặp 20 năm trên các phân vùng lãnh thổ Việt Nam sang các chu kỳ lặp khác phù hợp với tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Một ví dụ cụ thể về tính toán áp lực gió tác dụng lên công trình nhà cao tầng cũng đã được trình bày một cách chi tiết trong bài báo.
8 Xác định tải trọng gió tác dụng lên nhà công nghiệp một tầng mái nhẹ theo tiêu chuẩn ASCE 7-10 / Trịnh Duy Khánh, Vũ Tuấn Anh // Xây dựng .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 144-147 .- 624
Đề cập đến quy trình xác định tải trọng gió theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASCE 7-10. Mặc dù là quy trình nền tảng trong tiêu chuẩn Hoa Kỳ, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư Việt Nam. Khảo sát việc ứng dụng quy trình vào việc xác định tải trọng gió lên các kết cấu nhà công nghiệp một tầng một nhịp.
9 Xác định tải trọng gió lên tháp thép dạng giàn theo tiêu chuẩn Tia-222-G / Nguyễn Thanh Hà, Vũ Anh Tuấn // Xây dựng .- 2015 .- Số 5/2015 .- Tr. 97-99 .- 624
Trình bày cách xác định tải trọng gió lên tháp thép dạng giàn dựa trên tiêu chuẩn TIA-222-G (2007). Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực gió, cách tính tải trọng gió tác dụng lên tháp cũng được đề cập một cách chi tiết. Bên cạnh đó những chỉ dẫn cần thiết đã được đưa ra cho kỹ sư thiết kế khi áp dụng tiêu chuẩn này ở Việt Nam.
10 Nghiên cứu giải pháp thông gió làm mát đoạn nhiệt áp suất dương để chống nóng, cải thiện môi trường lao động / PGS. TS. Bùi Sỹ Lý, KS. Bùi Thị Hiếu // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 4/2009 .- 2009 .- Tr. 29-31 .- 624.092
Bài viết trình bày cơ sở khoa học và một số sơ đồ thông gió đoạn nhiệt áp lực dương như: làm lạnh không khí bằng phun nước tuần hoàn, một số sơ đồ thông gió làm mát đoạn nhiệt áp lực dương. Những kết quả áp dụng hệ thống thông gió làm mát đoạn nhiệt áp lực dương phục vụ thực tế sản xuất.