CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chiến tranh Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Sự hỗ trợ của Mỹ cho quốc gia Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương (1950 – 1954) / Trần Nam Tiến // .- 2024 .- Số 2 (287) .- Tr. 18 - 29 .- 327

Tháng 9/1945, Pháp chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trong quá trình tiến hành cuộc chiến ở Việt Nam, Pháp quyết định thực hiện “Giải pháp Bảo Đại”, lập nên một chính thể thân Pháp ở Việt Nam với tên gọi là “Quốc gia Việt Nam”. Chính phủ Mỹ đã công nhận và thiết lập quan hệ chính thức với chính thể này vào tháng 02/1950. Trên cơ sở đó, Mỹ đẩy mạnh việc hỗ trợ cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam trên các mặt đối ngoại, quân sự và kinh tế. Đầu năm 1954, với sự sa lầy và thất bại không thể tránh khỏi của Pháp ở Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh quan hệ với Quốc gia Việt Nam, chuẩn bị thay chân Pháp ở Việt Nam. Bài viết tập trung trình bày thái độ của Mỹ với “Giải pháp Bảo Đại”; sự hỗ trợ của Mỹ cho Quốc gia Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954; và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

2 55 năm Chiến thắng ấp Bắc - Giá trị lịch sử và hiện thực / Hoàng Thị Hương, Trần Thị Thạnh // .- 2018 .- Số 01 .- Tr. 33-36 .- 959.7

Chiến thắng ấp Bắc (ngày 02/01/1963) đã đi vào lịch sử như một thắng lợi vang dội của nhân dân và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chiến thắng này, lực lượng cách mạng miền Nam đã chính thức đánh bại chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận", bước đầu làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy, dần đẩy Mỹ - ngụy vào thế bị động. Chiến thắng ấp Bắc đã để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam, đó là: Đoàn kết sức mạnh của toàn dân, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất; kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, trong đó, đấu tranh vũ trang có bộ đội chủ lực làm nòng cốt, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, tạo thành thế trận áp đảo, đánh địch trên thế mạnh; lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa.

3 Đặc điểm Chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mỹ và cuộc đấu tranh chống chiến lược này tại miền Nam Việt Nam và Lào / Đinh Ngọc Ruẫn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 63 – 69 .- 400

Tìm hiểu về đặc điểm của chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mỹ và quá trình đấu tranh chống chiến lược này ở miền Nam Việt Nam và Lào.

4 Một cách nhìn khác về chiến tranh trong trường ca và thơ hiện đại / Lưu Khánh Thơ // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 3 - 12 .- 400

Cái nhìn về chiến tranh trong thơ hậu chiến nghiên về bi tráng, thông qua những trải nghiệm và suy ngẫm của số phận cá nhân. Hiện thực dữ dằn của chiến tranh không chỉ là những tổn thất về người, về của mà còn phải tính đến cả những tổn thất của tâm trạng.

5 Nghiên cứu văn học về chiến tranh Việt Nam tại Mỹ / Trần Đăng Trung // Nghiên cứu văn học .- 2017 .- Tr. 67 - 77 .- Tr. 67 - 77 .- 400

Tổng kết, khái quát những đặc trưng cơ bản, phân tích những tác phẩm tiêu biểu và định giá chất lượng nghệ thuật của dòng văn học viết về chiến tranh Việt Nam. Đồng thời giới thiệu những thành tựu và gợi ý tham khảo cho việc nghiên cứu văn học chiến tranh nói chung và văn học chiến tranh Việt Nam nói riêng.

6 Một số giải pháp pháp lý yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ tiếp tục giải quyết hậu quả việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam / Nguyễn Như Phát, Nguyễn Thị Việt Hương // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 7 (351) .- Tr. 76-84 .- 340

Phân tích bối cảnh cụ thể và đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm tạo ra khả năng tốt nhất trong việc yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ chịu trách nhiệm đối với hậu quả việc sử dụng chất da cam/dioxin trong chiến tranh đối với môi trường và sức khỏe con người ở Việt Nam.

7 Một số nội dung về nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch phản công Tây Nam Ninh Bình năm 1953 / ThS. Mai Văn Quang // .- 2017 .- Số 6 (306) .- Tr.30 – 35 .- 959.7

Trình bày một số nội dung về nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch phản công Tây Nam Ninh Bình năm 1953 gồm: Nghiên cứu, đánh giá đúng về địch, xác định chính xác các hướng, mũi càn quét của địch, chủ động chuẩn bị tổ chức, sử dụng lực lượng; Kịp thời thay đổi phương châm tác chiến: “Từ tập kích quan địch chiếm đóng” sang “ phục kích đánh địch vận động, đánh nhỏ, chắc thắng”.