CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học--Trung Quốc

  • Duyệt theo:
1 Vài nét về giai đoạn đầu của tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc đương đại / Đào Văn Lưu // .- 2024 .- Số 3 (271) - Tháng 3 .- Tr. 60-68 .- 800.01

Phân tích về bối cảnh ra đời, khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tiểu thuyết Tiên phong đối với sự phát triển của văn học Trung Quốc đương đại. Tiểu thuyết Tiên phong theo nghĩa hẹp chỉ là những tiểu thuyết liên quan mật thiết, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những sang tác văn học thuộc trào lưu triết học hiện đại, trào lưu mỹ học và chủ nghĩa hiện đại phương Tây.

2 Vài nét về văn học mạng Trung Quốc hiện nay / Tr. 75-83 // .- 2024 .- Số 1 (269) - Tháng 1 .- Tr. 75-83 .- 800

Trình bày một số đặc điểm của văn học mạng Trung Quốc hiện nay. Sự trỡi dậy mạnh mẽ của văn học mạng Trung Quốc khiến nó không chỉ trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của văn học Trung Quốc, mà còn là một hiện tượng văn hóa quan trọng của thế giới.

3 Vài nét về sự phát triển của văn học mạng Trung Quốc hiện nay / Đào Văn Lưu, Đào Thị Oanh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 4(248) .- Tr. 66-75 .- 800

Văn học mạng Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng văn hóa không thể xem nhẹ, có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày càng tăng của quần chúng nhân dân. Trải qua hơn hai mươi năm phát triển, đến nay văn học mạng Trung Quốc đã không ngừng chuyển biến, hướng đến hoàn thiện, nâng cao chất lượng, có xu thế phát triển hướng đến chủ lưu một cách rõ ràng nhưng đồng thời cũng đã bộc lộ không ít vấn đề thách thức.

4 Một vài xu hướng chuyển đổi các đoạn độc thoại nội tâm từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh "AQ chính chuyện" / Cầm Tú Tài, Vũ Thị Ngọc Dung // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 6(250) .- Tr. 57-64 .- 895.1

Dựa trên những đặc điểm về ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học và ngôn ngữ điện ảnh, bài viết phân tích một vài xu hướng chuyển đổi các đoạn độc thoại nội tâm từ tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh "AQ chính chuyện".

5 Tự sự trong tiểu thuyết sinh thái Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Đào Văn Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 2(246) .- Tr. 62-72 .- 800.01

Nghiên cứu một số vấn đề về tự sự trong tiểu thuyết sinh thái Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Tiểu thuyết sinh thái Trung Quốc trong đầu thế kỷ mới đã đột phá những giới hạn hình thức văn học truyền thống về quan hệ giữa con người với tự nhiên.

6 Hành trình kiến tạo hình ảnh ước lệ trong văn học cổ Trung Hoa và Việt Nam / Nguyễn Kim Châu // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 12(598) .- Tr. 3-12 .- 800.01

Sự sinh động, phong phú của các hình ảnh ước lệ cũng như việc vận dụng bút pháp ước lệ trong thực tiễn sáng tác văn học cổ Việt Nam và Trung Hoa là cơ sở để đặt ra những vấn đề cần được khảo sát, lý giải như: Các hình ảnh ước lệ đã được hình thành như thế nào trong tiến trình văn học? Tại sao các thi nhân trung đại chỉ chú trọng đến việc sử dụng lặp lại những hình ảnh có ý nghĩa mang tính quy ước hay những công thức miêu tả quen thuộc?...

7 Khi “khoảnh khắc trở thành vĩnh viễn” “đương đại” và “lịch sử” trong văn học đương đại Trung Quốc / Nguyễn Thị Diệu Linh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 6(592) .- Tr. 19-30 .- 800

Thảo luận khái niệm “văn học đương đại” với tư cách là một giai đoạn trong lịch sử văn học Trung Quốc. “Văn học đương đại”, hiểu theo nghĩa này, có thể được nhìn nhận như là một trong những “đặc sắc Trung Quốc”. Từ đó, bài viết trình bày hai khía cạnh của mối quan hệ giữa “đương đại” và “lịch sử” trong văn đương đại Trung Quốc: “đương đại” trở thành “lịch sử”, và “đương đại” vượt lên trên “lịch sử”. Mối quan hệ này đã góp phần đáng kể vào việc phản tư văn học đương đại Trung Quốc nói riêng và lịch sử văn học Trung Quốc nói chung.

8 Lỗ Tấn và Sigmund Freud / Lê Huy Tiêu // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 03(577) .- Tr. 82-88 .- 895

Khái quát, phân tích việc tiếp nhận và ảnh hưởng học thuyết của Sigmund Freud đối với Lỗ Tấn. Dẫn chứng cụ thể qua một số ý kiến và sáng tác truyện ngắn của nhà văn.

9 Quyền lực âm hay kí ức tập thể về hình tượng nữ tu tiên (nghiên cứu qua tiểu thuyết chí quái đạo giáo cổ đại Trung Quốc) / Nguyễn Văn Luân // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 81 – 94 .- 895

Hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết Trung Quốc, bắt đầu từ các truyền thuyết dân gian. Kí ức về quyền lực người nữ tu tiên, thực chất chính là kí ức của con người thời cổ đại ở Trung Quốc được lưu truyền thông qua các nhà biên soạn trải dài trong suốt gần một ngàn năm từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VI.

10 Tiếp nhận lí thuyết “cộng đồng tưởng tượng” của Benedict Anderson trong nghiên cứu văn học - điện ảnh ở Trung Quốc / Đỗ Văn Hiểu // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 31 - 41 .- 400

Trình bày các mục như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Giới thiệu, dịch thuật và nghiên cứu lí thuyết; 3. Vận dụng lí thuyết “cộng đồng tưởng tượng” nghiên cứu văn học Trung Quốc; 4. Nghiên cứu điện ảnh từ lí thuyết “cộng đồng tưởng tượng” và 5. Kết luận.