CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh nghiệm
1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương và bài học cho chính quyền tỉnh Bắc Ninh / Hà Thái Sơn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 88-91 .- 658
Trải qua gần 40 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong đó đặc biệt phải kể đến chính sách thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI). Nhiều địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định và thành công nhờ sự đóng góp không nhỏ từ phía DN FDI như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bình Dương. Các địa phương này có nhiều điểm tương đồng với Bắc Ninh, vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước (QLNN) đối với DN FDI ở các địa phương nêu trên sẽ giúp Bắc Ninh kế thừa thành tựu quan trọng đồng thời tránh để xảy ra hạn chế, tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế. Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cho chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng: Kinh nghiệm các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 92-96 .- 332.12
Việt Nam đang từng bước thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động ngân hàng là yêu cầu cần thiết. Bài viết nghiên cứu xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin của ngân hàng trên thế giới và thực trạng này ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
3 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Nhật Bản, Hàn Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lý Hoàng Phú // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 59 - 68 .- 910
Trong những năm gần đây, trải nghiệm du lịch và các điểm tham quan liên quan đến ẩm thực ngày càng được chú trọng. Ẩm thực có một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ vì thức ăn là trung tâm của trải nghiệm du lịch, mà còn bởi vì ẩm thực đã trở thành một nguồn gốc quan trọng của sự hình thành bản sắc trong các xã hội hiện đại. Ẩm thực được xem là một yếu tố tạo nên giá trị cho điểm đến và do đó cũng trở thành mối quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Có thể nói, du lịch ẩm thực ra đời và phát triển như là một nhu cầu tất yếu của xã hội ngày nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, du lịch ẩm thực chưa trở thành một loại hình sản phẩm riêng biệt để khai thác mà chỉ được xem như một hoạt động đi kèm trong du lịch. Trên cơ sở phân tích một số kinh nghiệm điển hình về phát triển du lịch ẩm thực tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
4 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Sabah, Malaysia và hàm ý cho Hà Nội / Nguyễn Trọng Xuân, Lê Đình Cảnh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 152-154 .- 910
Phát triển du lịch sinh thái đang ngày càng được quan tâm trong hai thập kỷ gần đây. Nhiều nơi trên thế giới đã đẩy mạnh việc phát triển loại hình du lịch này và thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Điển hình như Sabah đã thực sự trở thành một điểm đến hàng đầu về du lịch sinh thái tại đất nước Malaysia. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Sabah (Malaysia), từ đó rút ra bài học cho TP. Hà Nội phát huy tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch này.
5 Kinh nghiệm cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc / Đỗ Diệu Hương, Bùi Nhật Huy // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 24-27 .- 658
Quản trị doanh nghiệp là yếu tố mang tính cốt lõi của hệ thống doanh nghiệp hiện đại. Cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc nhằm mục tiêu tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước, thiết lập một hệ thống doanh nghiệp hiện đại và thực hiện chuyển đổi từ “quản trị doanh nghiệp” sang “quản trị công ty” để đẩy nhanh việc hình thành một cơ chế quản trị hiệu quả và một cơ chế hoạt động linh hoạt theo định hướng thị trường. Bài viết này phân tích diễn biến quá trình cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc qua 45 năm cải cách và mở cửa, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trong quá trình cải cách mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước.
6 Kinh nghiệm xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 146-148 .- 330
: Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với một thách thức cấp bách đó là làm thế nào cân bằng giữa tăng trưởng và sự hữu hạn của tài nguyên trong phát triển kinh tế. Điều này chứng minh rằng, nền sản xuất và tiêu dùng tuyến tính là sự phát triển không bền vững và gây tổn hại cho môi trường. Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể dung hòa được bằng cách kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên. Chính vì vậy, nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung xây dựng những lộ trình chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn cho quốc gia để hướng tới tăng trưởng xanh. Bài viết khái quát từ nội hàm đến thực tiễn xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới, qua đó, gợi mở một số kinh nghiệm để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
7 Các bước của chuyển đổi kỹ thuật số nhìn từ kinh nghiệm một số nước / Trần Hải Yến // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 54 - 56 .- 330
Mục tiêu bài viết này là tìm ra công cuộc chuyển đổi số ở một số nước trên thế giới từ đó đưa ra những bước thiết yếu của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nhằm đạt được hiệu quả tối ưu để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên số.
8 Kinh nghiệm về thực hành phòng chống rửa tiền tại một số quốc gia - bài học cho Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 66-71 .- 340
Phòng, chống rửa tiền (PCRT) là một trong những vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Hoạt động rửa tiền là một hoạt động phi pháp, bao gồm các hành vi tẩy trắng tiền từ các hoạt động tội phạm và đưa vào các kênh tài chính hợp pháp. Điều này góp phần làm mất đi tính minh bạch, trung thực của hệ thống tài chính, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, PCRT là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp PCRT để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính và kinh tế, bao gồm việc tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động khả nghi. Bài viết tập trung tìm hiểu kinh nghiệm thực hành PCRT tiền tại Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCRT cho Việt Nam.
9 Quản trị rủi ro số tại các ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Đức và một số khuyến nghị / Bùi Huy Trung // .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 55-59 .- 332.12
Khi thế giới ngày càng trở nên số hóa và kết nối, cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày một gia tăng, tạo động lực cho các ngân hàng thích ứng và thực hiện chuyển đổi số. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối... đang hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ của quá trình chuyển đổi số, giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng. Tuy nhiên, sự phổ biến ngày càng nhanh của công nghệ số cũng mang tới những thách thức và mối đe dọa mới, trong đó các ngân hàng đang phải đối mặt với một loại rủi ro mới: Rủi ro số (Digital risk). Bài toán đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào để quản trị tốt rủi ro số, đảm bảo thông tin, dữ liệu của khách hàng luôn được bảo vệ trước những cuộc tấn công từ bên ngoài cũng như vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật của ngân hàng.
10 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Đỗ Thị Vân Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 37-39 .- 658
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.