CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính--Khủng hoảng

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá tổn thương khủng hoảng tài chính : áp dụng mô hình của IMF / Nguyễn Huy Toàn, Đào Thị Huyền Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 502 .- Tr. 28-39 .- 332.1

Bài viết giới thiệu mô hình đánh giá tổn thương hệ thống tài chính IMF và áp dugj thử nghiệm cho một số quốc gia mới nổi (trong đó có Việt Nam), từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mô hình và đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho việc xây dựng mô hình tương tự ở Việt Nam.

2 Nới lỏng định lượng kích thích tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính toán cầu / Nguyễn Thị Kim Nhung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 22(511) .- Tr. 29-32 .- 332.1

Bài viết tìm hiểu việc sử dụng các gói nới lỏng định lượng nhằm kích thích kinh tế tại 4 nền kinh tế lớn: Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời liên hệ với việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.

3 Thông điệp từ khủng hoảng nợ công của EU / Nguyễn Trần Minh Trí // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 80-83 .- 332.1

Phân tích bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công của các nước thành viên Lien minh châu Âu (EU), đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp ứng phó khủng hoảng nợ công mà EU ddaax để ra trong thời gian qua, từ đó gợi mở triển vọng và thông điệp trong xử lý nợ công của EU.

4 Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đối với giá cổ phiếu trong khủng hoảng tài chính toàn cầu / Đặng Tùng Lâm // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 255 tháng 09 .- Tr. 22-31 .- 332.632

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến thay đổi giá cổ phiếu trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của 41 quốc gia, kết quả cho thấy cổ phiếu với tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cao trong giai đoạn trước khủng hoảng đã trải qua suy giảm giá mạnh trong thời kỳ khủng hoảng, và ảnh hưởng là lớn hơn trên các cổ phiếu có rủi ro thanh khoản lớn. Kết quả này phù hợp với lập luận của các nghiên cứu lý thuyết rằng sở hữu nước ngoài có thể góp phần gia tăng bất ổn của thị trường trong giai đoạn khủng hoảng.

5 Xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính cho Việt Nam / TS. Nguyễn Chí Đức, Hồ Thúy Ái // .- 2017 .- Số 16(481) .- Tr. 26-29 .- 332.1

Trình bày tổ quan hình thành nghiên cứu về FSI và đề xuất phương pháp xây dựng FSI cho Việt Nam.

7 Những cải cách trong hệ thống tài chính Inđônêxia sau khủng hoảng 2008 / Nguyễn Văn Hà // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 8 (173)/2014 .- Tr. 20-27 .- 327

Trình bày những yêu cầu đặt ra, nội dung của những cải cách trong hệ thống tài chính và đưa ra những đánh giá về hệ thống tài chính Inđônêxia hiện nay.

8 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu / Ths. Lê Hà Trang // Tài chính .- 2014 .- Số 5(595) tháng 5 .- Tr.75-79 .- 658.15

Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp thời gian qua. Trên cơ sở nhận diện những tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế của Việt Nam, bài viết rút ra những cơ hội cũng như giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn lên sau khủng hoảng.

9 Tái cơ cấu công nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng tài chính / Trần Thị Vân Anh // Nghiên cứu kinh tế, Số 390/2010 .- 2010 .- Tr. 36-43 .- 332

Tổng quan về cơ cấu công nghiệp Việt Nam trước, trong và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), phân tích cơ cấu công nghiệp nước ta, nêu những thành công, hạn chế, một số nguyên nhân chủ yếu và các giải pháp cơ bản thúc đẩy tái cơ cấu công nghiệp.

10 Quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng tài chính / Nguyễn Minh Phong // Ngân hàng, Số 21/2009 .- 2009 .- Tr. 1-9 .- 332.1

Trình bày quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế chu kỳ và khủng hoảng tài chính. Nêu lên một số kết luận cần thiết cho Việt Nam nhằm đối phó, khắc phục những cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng tài chính đang và sắp xảy ra.