CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đảng cộng sản Việt Nam

  • Duyệt theo:
21 Xây dựng Đảng về chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc sau đại hội XVIII / Trần Ánh Tuyết // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 8(228) .- Tr. 3-17 .- 320

Nghiên cứu hệ thống quy định pháp luật về các loại hình doang nghiệp ở các nước Phân tích, đánh giá vấn đề xây dựng đảng về chính trị - Vấn đề được Tổng Bí thư Tập Cận Bình đưa lên vị trí thống lĩnh hàng đầu trong xây dựng Đảng cộng sản Trung Quốc hiện bay, nhằm thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện.

22 Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19: Sự kết hợp của ý Đảng lòng dân / Nguyễn Xuân Trung, Lê Thị Hằng Nga // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 6(91) .- Tr. 65-72 .- 327

Trình bày nguyên nhân chính về sự thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 là sự kết hợp hài hòa của “ý Đảng lòng Dân”, là sự lãnh đạo sáng suốt, toàn diện của Đảng, là sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, là sự ủng hộ, đồng lòng, hợp tác của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

23 Góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới / Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 7 - 28 .- 327

Quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta đã đặt nền móng cho công tác đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Dấu ấn của những tư duy đối ngoại mới đã được thể hiện rõ trong quá trình hoạch định và triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Trước các yêu cầu phát triển mới của đất nước và những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình khu vực và quốc tế, việc tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại tiếp tục được đặt ra để đưa công tác đối ngoại của Việt Nam lên một tầm cao mới trong thời gian tới.

24 Đảng lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước / Trần Thị Vui // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 58-63 .- 335.5

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nắm vững đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam nhằm mục tiêu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh đó, công tác bảo vệ an ninh, trật tự của Đảng được đặc biệt coi trọng và không nằm ngoài hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng trên.

25 Nghệ thuật chọn thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng trong cao trào giải phóng dân tộc / Nguyễn Xuân Tú // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 29-32 .- 335.5

Thực tiễn lãnh đạo cao trào giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1939 - 1945), việc dự kiến thời cơ, tạo thời cơ, chọn thời cơ và hạ quyết tâm khởi nghĩa đã được Đảng, Hồ Chí Minh dự đoán và quyết định một cách hoàn toàn chính xác. Quá trình đó trở thành nghệ thuật tài tình của Đảng và Hồ Chí Minh, góp phần đưa đến thắng lợi nhanh chóng và triệt để của Cách mạng Tháng tám năm 1945.

26 Nhận thức và quán triệt sâu sắc đường lối ba kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam / Trần Văn Phòng // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 3-8 .- 335.5

Ba kiên định được Đảng khẳng định tại đại hội lần thứ XII là: vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp thực tiễn Việt Nam; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối và mục tiêu đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ba kiên định này có quan hệ biện chứng trong cách mạng Việt Nam. Muốn thực hiện tốt ba kiên định cần nhận thức và quán triệt sâu sắc đường lối: Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận, học hỏi kinh nghiệm, dự báo chính xác và kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tế để thực hiện ba kiên định; phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện ba kiên định; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện ba kiên định.

27 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển các quan điểm trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam / Huỳnh Thị Gấm // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 9-13 .- 335.5

Sau khi tham gia vào tổ chức "Đồng minh những người chính nghĩa", C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tổ tổ chức này thành "Đồng minh những người cộng sản" (1847). Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp công nhân và các đảng cộng sản trên thế giới. Hai ông được ủy nhiệm soạn thảo bải Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, xuất bản lần đầu tạo Anh và công bố trước toàn thế giới ngày 24/02/1848. Tác phẩm này đã đánh dấu vê cơ bản sự hình thành chủ nghĩa Mác. Nội dung cơ bản của tuyên ngôn đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của những người cộng sản, giai cấp công nhân và người lao khổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đấu tranh, làm cách mạng xóa bỏ ách áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng phát triển đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

28 Quan điểm về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong văn kiện đại hội lần thứ XII của Đảng / Hoàng Thị Hương // Khoa học chính trị (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 14-18 .- 335.5

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, theo đó giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giảm vai trò ngành công nghiệp, mà ngược lại, ngành nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng, tập trung phát triển theo chiều sâu. Để thực hiện được mục tiêu này cần quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bởi đây là ba mặt trận quan trọng có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới để bảo đảm việc phát triển bền vững, ổn định và cân bằng xã hội, từ đó đưa nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa lớn, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

29 Những giá trị tích cực trong tư tưởng Nho giáo về đạo đức của nhà cầm quyền / Trần Văn Phòng, Hà Thị Thùy Dương // .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 32-36 .- 306

Với đường lối "đức trị", "lễ trị", Nho giáo yêu cầu nhà cầm quyền phải có đạo đức, vì đạo đức của nhà cầm quyền cảm hóa được dân chúng để họ noi theo. Nhà cầm quyền có đạo đức thì mới thi hành được đường lối nhân chính, được dân tin, dân yêu và thực hiện được đường lối mà họ đưa ra. Đồng thời, Nho giáo đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức của nhà cầm quyền trong các mối quan hệ với mình, với nhân dân và với người dưới quyền. Những tư tưởng tích cực này của Nho giáo vẫn đang được Đảng Cộng sản Việt Nam tích cực tiếp thu và vận dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay.