CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Vĩ mô
1 Các yếu tố bất định vĩ mô có gây ra bất ổn ngân hàng không? Bằng chứng từ nền kinh tế mới nổi / Lê Hà Diễm Chi, Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 1A .- Tr.134-139 .- 330
Nghiên cứu này xem xét liệu sự bất ổn trong các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cung tiền có khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam bất ổn hay không. Phương pháp hồi quy OLS chỉ đưa ra kết quả cho thấy tác động tích cực hay tiêu cực của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tuy nhiên, với hồi quy phân vị, mức độ ổn định của ngân hàng được chia thành nhiều phân vị nhỏ và với mỗi phân vị, có một hàm hồi quy. Kết quả hồi quy phân vị cho thấy sự bất ổn về tăng trưởng GDP ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng ở các phân vị thấp của sự ổn định ngân hàng; tuy nhiên, ở các phân vị cao, sự bất ổn về tăng trưởng GDP có tác động không đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng. Kết quả ngụ ý rằng tăng trưởng kinh tế càng biến động thì ngân hàng sẽ càng bất ổn nếu các ngân hàng có sự ổn định thấp. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng có sự ổn định cao, sự bất ổn về tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng. Kết quả về tác động của sự bất ổn về cung tiền M2 đến sự ổn định của ngân hàng tương tự như sự bất ổn về tăng trưởng GDP. Hơn nữa, sự bất ổn về lạm phát cao làm giảm sự ổn định của ngân hàng ở hầu hết các phân vị của sự ổn định của ngân hàng.
2 Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và hệ quả đến các quốc gia ASEAN-6 / Huỳnh Thái Huy // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 253 tháng 7 .- Tr. 56-84 .- 338.5
Toàn cầu hóa cùng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua đã làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế thế giới. Các thay đổi trong liên kết thương mại giữa Trung Quốc, Mỹ cùng các quốc gia ASEAN-6 ảnh hưởng cơ chế truyền dẫn chu kỳ kinh doanh quốc tế đến ASEAN-6. Để đánh giá tác động, tác giả sử dụng mô hình GVAR với ba thiết lập tỷ trọng thương mại nhằm nắm bắt các thay đổi trong liên kết thương mại thế giới. Các kết quả chỉ ra rằng, tác động dài hạn của cú sốc GDP Trung Quốc lên GDP ASEAN-6 (ngoại trừ Thái Lan) năm 2016 mạnh hơn so với cú sốc năm 2000. Đồng thời, tác động của cú sốc GDP Mỹ năm 2008 lên GDP ASEAN-6 (ngoại trừ Indonesia) thấp hơn so với năm 2000. Các phát hiện giúp giải thích vì sao các quốc gia khu vực ASEAN hồi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008
3 Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi tức cổ phiếu của các công ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam / Phạm Thị Phương Anh, Vũ Thị Thúy Vân, Lê Hoàng Anh // Kế toán & Kiểm toán .- 2018 .- Số 174 tháng 3 .- Tr. 52-54 .- 332.64
Nêu lên tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi tức cổ phiếu của các công ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam.
4 Mối liên hệ giữa kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam / ThS. Trần Trọng Kiên // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 10/2014 .- Tr. 42-46 .- 332
Đánh giá ảnh hưởng, mối quan hệ trong dài và ngắn hạn giữa kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam.
5 Tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến khởi sự kinh doanh và tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam / Ngô Quỳnh An // Tạp chí Kinh tế & phát triển .- 2014 .- Số 207 tháng 9 .- Tr. 2-11 .- 338.5
Bài viết này là tìm hiểu tác động của một số yếu tố kinh tế vĩ mô đến khởi sự kinh doanh và tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam. So với hầu hết các nghiên cứu hiện có về tự làm chủ, nghiên cứu này đề cập một cách riêng biệt hai nhóm thanh niên tự làm chủ: (i) tự tạo việc làm cho bản thân (không thuê thêm lao động), và (ii) làm chủ sản xuất kinh doanh (có thuê thêm lao động) và chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động khác nhau tới hai nhóm này.
6 Kinh tế vĩ mô: những điểm sáng năm 2013 và định hướng năm 2014 / Lê Việt Đức // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 2(429)/2014 .- Tr. 3-12. .- 339
Phân tích, đánh giá, nêu bật những điểm sáng của bức tranh tổng thể kinh tế vĩ mô năm 2013 của nước ta, từ đó đưa ra định hướng phát triển bền vững, ổn định cho nền kinh tế Việt Nam năm 2014.
7 Điều chỉnh tỷ giá – bước đi nhạy bén trong chiến lược ổn định kinh tế vĩ mô / TS. Thanh Hương // Ngân hàng, Số 16 tháng 8/2010 .- 2010 .- Tr. 13-15 .- 339
Trình bày diễn biến chính sách tỷ giá những năm gần đây, điều chỉnh tỷ giá một cách nhạy bén, những giải pháp đồng bộ nhằm ổn định tỷ giá.
8 Điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô / Lê Hùng // Nghiên cứu Kinh tế, Số 8 (375) - 8/2009 .- 2009 .- tr. 32 - 41 .- 338.5
Phân tích sự đổi mới điều hành chính sách tiện tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua theo hướng phù hợp với diến biến khinh tế vĩ mô; đồng thời đưa ra một số giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới theo xu hướng hội nhập quốc tế, đáp ứng các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính.