CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việc làm

  • Duyệt theo:
21 Vai trò của giáo dục trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm của thanh niên Việt Nam / Trần Thị Thu Vân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 21-42 .- 658

Sự thành công trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó đem lại sự độc lập tài chính, các mối quan hệ xã hội và lòng tự trọng. Tuy nhiên, chủ đề này chưa được quan tâm ở Việt Nam. Nghiên cứu này tìm hiểu vai trò giáo dục trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm của thanh niên Việt Nam từ 15 đến 29 tuổi, sử dụng dữ liệu của Tổ chức Lao động Thế giới (2015). Nghiên cứu này sử dụng biểu đồ Kaplan-Meier và mô hình sinh tồn (survival model) với hàm phân phối mũ để kiểm tra mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tỷ lệ chuyển tiếp từ trường học sang công việc được trả lương đầu tiên. Sau đó, mô hình Logit đa thức được dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn một loại công việc nhất định, dữ liệu bao gồm những người đã có công việc được trả lương đầu tiên. Kết quả cho thấy người có trình độ học vấn cao có thời gian tìm được công việc được trả lương đầu tiên ngắn hơn và xác suất tìm được việc làm có hợp đồng lao động cao hơn. Lao động nữ tìm việc nhanh hơn nam và trình độ học vấn của cha mẹ không ảnh hưởng đến quá trình chuyển tiếp.

22 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành và trái trình độ : trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hà Trân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 104-128 .- 658

Sự bùng nổ số lượng các trường Đại học – cao đẳng ở Việt Nam trong gần 2 thập kỷ gần đây đã dẫn đến sự mất cân đối trên thị trường lao động. Tuy nhiên, rât ít bài nghiên cứu quan tâm đến tình trạng không phù hợp giữa đào tạo và việc làm của người lao động ở Việt nam. Thông qua cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2019, chúng tôi thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định làm việc trái trình độ và làm việc trái ngành của người lao động. Theo đó, tuổi, thu nhập khác, tình trạng di cư, xếp loại tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc trái trình độ; trong khi đó, số người phụ thuộc, thu nhập vợ chồng, số năm đi học cũng như đặc điểm của chương trình học ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành.

23 Tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động, việc làm và một số giải pháp đề xuất / Nguyễn Thị Thanh Nhàn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 68-71 .- 658

Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm. Thất nghiệp gia tăng, số người không có việc làm, thu nhập giảm dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động, việc làm, cũng như tìm kiếm giải pháp ứng phó là những vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

24 Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp / Nguyễn Văn Phú // .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 75 - 77 .- 658

Nghiên cứu này nhằm vào tạo động lực làm việc cho người lao động trong khu vực ngân hàng thương mại qua các giải pháp thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, nhằm giúp cho một lý luận nhận thức trong quản lý ngân hàng được lưu tâm.

25 Các yếu tố tác động đến di cư việc làm ở Việt Nam / Huỳnh Hiền Hải // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 84-86 .- 658

Nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố nhân khẩu học đối với di cư việc làm ở Việt Nam kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp định lượng sử dụng từ bộ điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2018.

26 Giải pháp thúc đẩy cơ hội việc làm cho sinh viên / Hoàng Xuân Hiệp // .- 2021 .- Số 393 .- Tr. 28-33 .- 371.8

Tạo việc làm cho sinh viên là mong muốn của tất cả các trường Đại học và là cơ sở vững chắc để giáo dục phát triển. Tiêu chí để xác định việc làm cho sinh viên như: Thu nhập, cơ hội, ví trị, khả năng phát triển… . Tiêu chí quan trọng được nhà trường, xã hội, gia đình, quan tâm nhất là thu nhập.

27 Các yếu tố tác động đến việc làm có năng suất ở Việt Nam / Phạm Minh Thái, Vũ Hoàng Đạt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.61 - 63 .- 330

Quá trình tăng trưởng của Việt Nam đã tạo cơ hội việc làm cho phần lớn các nhóm dân số. Việc mở rộng các ngành thâm dụng lao động, định hướng xuất khẩu như giầy da, dệt may, chế biến thực phẩm đã tạo cơ hội cho một số lượng lớn lao động dịch chuyển từ nông nghiệp hay khu vực phi chính thức sang khu vực phi nông nghiệp và chính thức. Đồng thời, có sự dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành kỹ thuật cao như điện tử, mặc dù vẫn ở mức gia công, lắp ráp tiếp tục là động lực cho việc nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động.

28 Việc làm cho lao động vùng dân tộc ở Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị giải pháp / Đỗ Thị Hải Hà, Phạm Hương Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 85-87 .- 658

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các địa phương đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đặc biệt, gần đây Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã tăng cường các giải pháp để liên kết, kết nối các trường nghề của các tỉnh miền núi với các doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm hiệu quả cho thanh niên dân tộc thiểu số.

29 Giải pháp nâng cao chất lượng và đào tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Hà Giang / Phan Thế Công, Nguyễn Xuân Trường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 545 .- Tr. 70-72 .- 658

Thực trạng tạo việc làm làm cho lao động nông thôn tỉnh Hà Giang; đánh giá chung về giải quyết và tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Hà Giang; Giải pháp nâng cao chất lượng và đào tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Hà Giang.

30 Thực trạng việc làm của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Thị Thùy Dung // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 17-23 .- 658

Kết quả nghiên cứu thực trạng về việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay cho thấy một số hạn chế, bất cập; điều này đã làm cho tình trạng bất bình đắng giới bộc lộ ngày càng rõ, cản trở phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm bớt khoảng cách giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững hơn.