CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khí hậu

  • Duyệt theo:
1 Khả năng phục hồi tài chính đối với cú sốc và thảm họa khí hậu / Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 43 – 47 .- 332

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến thiệt hại kinh tế ngày càng tăng. Bài viết phân tích các chiến lược then chốt để xây dựng khả năng phục hồi tài chính ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và toàn cầu. Ở cấp độ cá nhân và hộ gia đình, các khuyến nghị bao gồm thiết lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm đầy đủ và đầu tư vào tài sản chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Các chính quyền địa phương nên đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng thực hành thông minh với khí hậu. Ở cấp độ quốc gia và quốc tế, các quỹ cứu trợ, chương trình bảo hiểm và cơ chế tín dụng điều kiện là rất cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng. Xây dựng khả năng phục hồi tài chính có thể giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu.

2 Bảo vệ khí hậu và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển / Đoàn Quang Huy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 4-6 .- 330

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo vệ khí hậu và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thứ nhất, tác động của biến đổi khí hậu có khía cạnh phân phối đối với các nước đang phát triển do thiếu công nghệ và khả năng thích ứng cũng như vị trí hiện tại của họ. Thứ hai, chi phí kinh tế của biến đổi khí hậu khá cao và sẽ cao hơn nhiều do hành động chậm trễ của các quốc gia. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ khí hậu có thể đạt được đồng thời nếu thực hiện các hành động giảm thiểu thích hợp. Do vậy, biến đổi khí hậu không phải là trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển.

3 Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và diễn biến các hiện tượng khí hậu cực đoan tỉnh Kiên Giang / TS. Nguyễn Văn Hồng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 13 (363) .- Tr. 36-38 .- 363.7

Trình bày đặc điểm, xu thế khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, bốc hơi, gió) và diễn biến các hiện tượng khí hậu cực đoan (hạn hán, nắng nóng, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa dông) tại tỉnh Kiên Giang.

5 Nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh / Đinh Thị Thanh Huyền, Trần Thị Thu Hoài, Bùi Thị Tiến, Võ Diệu Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 3 (305) .- Tr. 11- 12 .- 363.7

Xác định nguồn lực tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội; những vấn đề thuận lợi và khó khăn, định hướng thị trường; thực trạng thiên tai biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó với thiên tai biến đổi khí hậu của người dân và chính quyền địa phương. Tìm hiểu mong muốn của người dân về phát triển kinh tế và ứng phó với thiên tai biến đổi khí hậu; đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất thích ứng với thiên tai biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai biến đổi khí hậu.