CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng--Việt Nam
1 Xu hướng hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2024 : khuyến nghị và giải pháp / Cấn Văn Lực // .- 2024 .- Sô 02 (629) .- Tr. 22 - 31 .- 332
Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế và thể chế hoàn thiện hơn (các luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các Tổ chức tín dụng... vừa được thông qua và sẽ có hiệu lực trong năm 2024 hoặc đầu năm 2025), hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng dự báo sẽ thuận lợi hơn trong năm 2024. Mặt bằng lãi suất năm 2024 tiếp tục giữ ở mức thấp, qua đó tạo động lực cho đầu tư và tiêu dùng, giúp tín dụng tăng cao hơn, góp phần tăng nguồn thu tín dụng. Tiêu dùng tăng sẽ giúp tăng tỷ lệ CASA và thu phí dịch vụ như thanh toán, bảo hiểm, dịch vụ thẻ... Mặc dù vậy, nợ xấu là vấn đề cần được quan tâm khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu của ngành. Bài viết đưa ra nhận định một số xu hướng chính ảnh hưởng đến hoạt động ngành Ngân hàng năm 2024 và kiến nghị giải pháp phù hợp.
2 Hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2020 nhìn từ chỉ số CAMELS / Tạ Thị Kim Dung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 38-44 .- 332
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê để tổng quan kết quả kinh doanh của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2020, đồng thời dựa vào 5 trong 6 chỉ số của hệ thống phân tích Camels để phân tích thực trạng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận nhưng các tỷ lệ an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng quản lý chưa cao, khả năng sinh lời còn chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất để cải thiện hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
3 Lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021 bức tranh đã hoàn chỉnh? / PGS.TS. Đỗ Hoài Linh, TS. Lại Thị Thanh Loan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 14 .- Tr. 16-18 .- 332.04
Bài viết đưa ra góc nhìn tổng quan hơn về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm và những đánh giá bước đầu về năm 2021 cũng như giai đoạn sắp tới
4 Sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài vào thị trường ngân hàng Việt Nam / ThS. Nguyễn Thanh Phong, ThS. Lâm Thanh Phi Quỳnh // Ngân hàng .- 2017 .- Số 22 tháng 11 .- Tr. 21-26 .- 332.12
Xác định động cơ thâm nhập của ngân hàng nước ngoài vào thị trường ngân hàng Việt Nam; từ đó đưa ra các biện pháp, chính sách quản lý nền kinh tế một cách hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
5 Yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn: Bằng chứng từ hệ thống ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Thị Hiền // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 243 tháng 9 .- Tr. 19-25 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2014-2016. Thông qua cơ sở dữ liệu của 33 ngân hàng Việt Nam và áp dụng mô hình định lượng cho thấy, việc kiểm soát tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng và tỷ lệ lãi cận biên có ý nghĩa quan trọng trong tác động tới tỷ lệ an toàn vốn. Các yếu tố vi mô khác như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hay các chỉ tiêu về tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn trên tiền gửi không kỳ hạn, tỷ lệ dòng tiền gửi vào so với dòng tiền gửi rút ra, qui mô ngân hàng... chưa có bằng chứng rõ ràng là sẽ có tác động tới tỷ lệ an toàn vốn.
6 Lựa chọn hình thức mua lại trong thị trường M&A ngành ngân hàng Việt Nam / Đặng Hữu Mẫn, Hoàng Dương Việt Anh, Lê Thị Phương Uyên, Lê Thùy Dung // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 235 tháng 01 .- Tr. 22-31 .- 332.12
Sử dụng một mẫu các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&As) trong ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000-2013, kết quả nghiên cứu cho thấy vào thời điểm mua lại, ngân hàng mục tiêu có tình hình tài chính tốt bất kể hình thức mua lại nào. Kết quả nghiên cứu cũng đặt ra nghi vấn phải chăng các chương trình đối tác chiến lược giữa các ngân hàng nội địa Việt Nam và nước ngoài đang thật sự đi đúng hướng khi các thương vụ xuyên quốc gia không thực sự tạo ra giá trị cộng hưởng như kỳ vọng. Cuối cùng, nghiên cứu nhận thấy vai trò của yếu tố quản trị công ty, đặc biệt là chất lượng hội đồng quản trị trong quyết định lựa chọn hình thức mua lại của công ty thâu tóm.
7 Thách thức đối với ổn định hệ thống ngân hàng Việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế / ThS. Lê Công Hội, ThS. Hà Tú Anh // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2016 .- Số 14(455) tháng 7 .- Tr. 19-24 .- 332.12
Đánh giá những tác động của hội nhập quốc tế, nhận diện các nguy cơ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng VN; Từ đó, đề xuất các chính sách, giải pháp xây dựng khuôn khổ pháp lys, cơ cấu tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính.
8 Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) và những áp dụng trong ngành ngân hàng Việt Nam / Th.S Lê Thị Lợi // Ngân hàng .- 2016 .- Số 1 tháng 1 .- Tr. 27-30. .- 332.12
Trình bày các quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) và những áp dụng trong ngành ngân hàng Việt Nam.
9 Vai trò của hiệp hội ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / TS. Trần Thị Hồng Hạnh // Ngân hàng .- 2016 .- Số 2 tháng 1 .- Tr. 13-19. .- 332.12
Trình bày thực trạng và các giải pháp về vai trò của hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
10 Truyền thông chính sách của ngân hàng trung ương các nước trong khu vực và một số gợi ý ở Việt Nam / TS. Đào Minh Phúc, Ths. Lê Văn Hinh // Ngân hàng .- 2014 .- Số 17 tháng 9 .- Tr. 9-16 .- 332.12
Bài viết đưa ra một số vấn đề liên quan đến truyền thông chính sách dưới góc độ lý thuyết, truyền thông tin chính sách của Ngân hàng trung ương (NHTW) của một ố nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và qua đó đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao vai trò cũng như hiệu quả của công tác truyền thông chính sách của NHNN Việt Nam.