CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Triết học

  • Duyệt theo:
1 Tư tưởng của G.W.F. Hegel về sự tha hóa của con người / Trần Nhựt Khang // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 47-56 .- 190

Trình bày nội dung chủ yếu trong tư tưởng của G.W.F. Hegel về sự tha hóa của con người. Phân tích cách hiểu của Hegel về thuật ngữ tha hóa cùng với các thuật ngữ liên quan do chính Hegel sử dụng. Cuối cùng, tác giả nêu lên một cách khái quát giá trị và hạn chế trong tư tưởng của Hegel về sự tha hóa của con người.

2 Triết học của Michel Serres – từ bản thể luận đến tư tưởng về sinh thái học / Hoàng Tùng Dương, Trần Thị Thúy Ngọc // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 57-67 .- 190

Qua nghiên cứu các tác phẩm của Serres, bài viết làm rõ những quan điểm quan trọng và chỉ ra mối liên hệ giữa bản thể luận và tư tưởng sinh thái học của Serres, đồng thời chỉ ra những ưu, nhược điểm trong triết học của ông và nêu lên một số gợi mở đối với Việt Nam.

3 Phát triển con người Việt Nam trong thời đại cách mạng Công nghiệp lần thứ tư nhìn từ góc độ lý luận của Triết học Mác / Nguyễn Thị Như Hoài // .- 2023 .- Số 271 - Tháng 04 .- Tr. 46-56 .- 320

Phân tích quan điểm của triết học Mác về phát triển con người. Từ đó trình bày một số yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển con người Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

4 Một số điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm về con người giữa triết học phật giáo và triết học hiện sinh của Martin Heidegger / Nguyễn Văn Trường, Đặng Ánh Tuyết, Nguyễn Lê Thạch // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 2(269) .- Tr. 67-77 .- 320

Tập trung làm rõ thực trạng quan hệ quốc tế trong khuôn khổ EU, từ đó nhận diện một số nguyên nhân dẫn tới những khó khăn và nguy cơ chia rẽ trong định chế vốn được coi là hình mẫu của cả thế giới về hội nhập khu vực này.

5 Giải cấu trúc : từ tư tưởng triết học đến sáng tác kiến trúc / Nguyễn Văn Hoan, Trấn Thị Thảo, Ngô Ngọc Vân Khánh, Võ Kiều Phương Trân, Cao Hà Anh // Xây dựng .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 88-94 .- 720

Nghiên cứu về dòng triết học giải cấu trúc và mối quan hệ của nó với kiến trúc giải cấu trúc. Thông qua các thuật ngữ và từ vựng cơ bản của triết học giải cấu trúc, bài báo giải thích các nguyên tắc cơ bản của triết học này trên nền tảng tư tưởng của Jacques Derrida. Đồng thời lý giải quá trình mà các khái niệm giải cấu trúc được chuyển hóa sang kiến trúc và trở thành cơ sở của phong cách kiến trúc đặc biệt này với những minh chứng về một số kiến trúc sư tiêu biểu của trường phái triết học giải cấu trúc.

6 Tư tưởng biện chứng trong triết học Đạo gia thời kỳ Tiên Tần / Võ Văn Dũng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 40-46 .- 190

Phân tích một số vấn đề về tư tưởng biện chứng trong triết học Đạo gia thời kỳ Tiên Tần, tư tưởng này đã để lại những di sản quý báu và góp phần làm phong phú thêm lịch sử phát triển nhận thức của nhân loài nói chung và Trung Quốc nói riêng.

7 Tìm hiểu quan điểm biện chứng về chân lý / Trịnh Thị Hằng // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 44 – 50 .- 335.4112

Bài viết này tìm hiểu quan điểm biện chứng về chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối, chân lý vĩnh cửu và các yếu tố quy định tính tương đối của chân lý.

8 Người ta cần triết học để làm gì? / Nguyễn Thúy Vân // Triết học, Số 6 (217)/2009 .- 2009 .- Tr. 48-54 .- 370

Bài viết đề cập đến vấn đề "người ta cần đến triết học để làm gì?". Trên cơ sở phân tích những vấn đề có liên quan đến câu hỏi trên, tác giả cho rằng, chính nội dung của những tri thức triết học và chỉ có nó mới làm sản sinh trong năng lực nhận thức của con người cách suy nghĩ và hành động phù hợp với hiện thực được phản ánh. Đó là lý do người ta cần đến triết học.