CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Du lịch
1 Cơ cấu lại kinh tế du lịch ở Việt Nam / Lê Hữu Phương, Vũ Đình Thuận // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Tr. 17 – 20 .- 657
Xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển mọi mặt của kinh tế - xã hội (KT-XH) ở nước ta, ngày 05 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1685/ QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” với những nội dung đặc biệt quan trọng. Trong đó, đề án đã đưa ra và xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bộ, ban ngành và các địa phương trong việc thực hiện. Bước đầu đã thu được nhiều thành công với những kết quả khởi sắc, nổi bật. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp thời gian qua của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế du lịch (KTDL), đòi hỏi các chủ thể trong tỉnh phải tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành du lịch hiệu quả và thành công hơn. Bài viết đề cập những vấn đề mang tính lý luận, đồng thời đánh giá thực trạng về cơ cấu lại KTDL ở Việt Nam, từ đó tiếp tục đề xuất khuyến nghị những giải pháp quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch Việt Nam / Lê Hữu Phương, Vũ Đình Thuận // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 226 .- Tr. 59-62 .- 910
Nội dung quan trọng được nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn, cần đặt ra và giải quyết. Từ đó, đề xuất khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế ban đêm tại một số quốc gia / Nguyễn Đức Bảo, Trần Đức Hiệp // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr. 25 - 29 .- 330
Để mở đường cho kinh tế ban đêm tại Việt Nam phát triển, việc nghiên cứu thực trạng, chính sách phát triển hoạt động kinh tế ban đêm tại một số quốc gia là hết sức cần thiết. Đi đầu trong phát triển kinh tế ban đêm trên thế giới, phải kể đến những mô hình phát triển rất thú vị và sáng tạo như: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan hay Trung Quốc ... Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển và chính sách quản lý kinh tế ban đêm tại một số quốc gia bài viết rút ra những kinh nghiệm có thể nghiên cứu áp dụng vào bói cảnh thực tiễn phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam hiện nay.
4 Đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu đối với du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế / Hồ Thị Minh Phương, Nguyễn Trung Kiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 14-16 .- 330
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) nằm ở khoảng giữa đất nước, trải dài theo chiều Bắc - Nam, lãnh thổ của vùng kéo dài từ 16045' Bắc đến 13030' Bắc và từ 107002' Đông đến 109019' Đông. Vùng KTTĐMT bao gồm năm tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Với tổng diện tích tự nhiên là 27.960,3km2 chiếm khoảng 29,1% diện tích tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ và chiếm 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước, dân số khoảng 6.415,9 nghìn người chiếm khoảng 7,4% dân số cả nước với mật độ dân số khoảng 215 người/km2 (2015). Bài viết phân tích trong hội nhập quốc tế du lịch (DL) vùng KTTĐMT có những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu.