CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Răng Hàm Mặt
11 Thực trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh đến khám răng hàm mặt tại Viện Y học Phòng không - Không quân năm 2023 / Vũ Nguyễn Lan Linh, Lê Hưng, Trần Thu Hương, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Anh Chi, Trần Văn Chiến, Phan Thị Bích Hạnh // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 242-248 .- 617.023 107 6
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 327 đối tượng đến khám và điều trị răng hàm mặt (RHM) tại Viện Y học Phòng không - Không quân từ tháng 6 đến tháng 9/2023, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng (SKRM) của người bệnh đến khám răng hàm mặt (RHM) tại viện. Dữ liệu thu thập bằng cách khám và phỏng vấn bộ câu hỏi.
12 Đặc điểm hình thái ống tuỷ răng hàm nhỏ thứ nhất trên phim ct conebeam / Hà Ngọc Chiều, Đinh Thị Bích Liên, Nguyễn Đình Phúc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 162-169. .- 617
Răng hàm nhỏ (RHN) là nhóm răng có cấu trúc giải phẫu hệ thống ống tủy đa dạng, vì vậy việc điều trị tuỷ ở nhóm răng này gặp rất nhiều khó khăn. Do đó trước khi điều trị tủy, Bác sĩ Răng hàm mặt cần nhận thức đầy đủ về hình thái và khả năng biến đổi của ống tủy. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả đặc điểm hình thái ống tủy nhóm răng hàm nhỏ thứ nhất trên phim CT Conebeam (CTCB). Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên 51 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên và 39 răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới trong thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 tại khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.
13 Thực trạng sâu chân răng ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện E năm 2021 - 2022 / Phan Thị Bích Hạnh, Lê Hưng, Nguyễn Thị Hạnh, Hà Lan Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 180-187 .- 610
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng sâu chân răng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 400 bệnh nhân tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E năm 2021 - 2022. Dữ liệu thu thập bằng cách khám và phỏng vấn bộ câu hỏi.
14 Tổng quan hệ thống về sợi huyết giàu tiểu cầu dạng lỏng trong điều trị viêm nha chu / Nguyễn Lâm Tú Anh, Thái Hoàng Phước Thảo // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 284-298 .- 610
Tiểu cầu cô đặc và các chế phẩm của nó đã được ứng dụng trong nha khoa hơn ba thập kỉ nay. Các thế hệ sau của sợi huyết giàu tiểu cầu (PRF) được phát triển mang những đặc điểm tối ưu hơn, đặc biệt là i-PRF - sợi huyết giàu tiểu cầu dạng lỏng. Đặc điểm nổi bật của i-PRF là tốc độ và thời gian quay ly tâm thấp hơn, do đó, số lượng tế bào và các yếu tố tăng trưởng cũng cao hơn, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương và tăng cường mạch máu. 214 bài báo về i-PRF và điều trị nha chu đã được tìm thấy trên các nguồn Pubmed, Embase và Google Scholar. 12 bài báo thoả tiêu chí lựa chọn và được chia thành 4 nhóm: báo cáo ca, thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm lâm sàng điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật. Thử nghiệm trên động vật cho kết quả không khác biệt khi kết hợp i-PRF. Tuy nhiên, thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm PPD và CAL có ý nghĩa. Thử nghiệm lâm sàng phẫu thuật cho thấy tiềm năng của i-PRF dạng xương dính khi kết hợp với xương ghép. I-PRF là một vật liệu tiềm năng và hứa hẹn khả năng tái tạo mô, nhất là mô nha chu.
15 Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh trường trung học cơ sở Hoài Thanh, Bình Định năm 2019 / Hoàng Bảo Duy, Ong Thế Duệ, Nguyễn Thị Phương Dung, Vũ Thị Thu Hiền, Trần Tiến Thành, Khúc Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thúy Nga, Trần Thị Lan Anh, Phùng Lâm Tới // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 291-299 .- 610
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) học sinh trường THCS Hoài Thanh, Bình Định. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 760 học sinh vào tháng 11/2019. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi. Trong 760 học sinh, có 43,6% có kiến thức CSSRKM tốt, 70,8% có thái độ tốt và 31,3% có thực hành tốt. So với học sinh nam, học sinh nữ thực hành CSSKRM kém hơn (OR = 0,16; p < 0,001).
16 Kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng cho trẻ của bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019 / Lê Thị Kiều Hạnh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 300-308 .- 610
Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu mô tả kiến thức, thực hành về chăm sóc răng miệng của bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 356 bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non Đề Thám và Hoa Phượng thuộc thành phố Thái Bình. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 77,2% bà mẹ biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ là do ăn nhiều bánh kẹo; 91,3% bà mẹ biết biểu hiện trẻ bị sâu răng là có lỗ màu đen; 86,8% bà mẹ biết đúng biện pháp phòng bệnh răng miệng cho trẻ bằng chải răng hàng ngày. Có 29,2% bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh sâu răng và 11,5% bà mẹ có thực hành đúng về phòng bệnh sâu răng cho trẻ.
17 Thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng và một số yếu tố liên quan ở học sinh 12 - 15 tuổi khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Bình Định / Đỗ Sơn Tùng, Lê Vân Anh, Phùng Lâm Tới, Khúc Thị Hồng Hạnh, Ong Thế Duệ, Trần Thị Lan Anh, Hoàng Bảo Duy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 309-317 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1106 học sinh 12 - 15 tuổi tại thành thị và nông thôn tỉnh Bình Định sử dụng bộ câu hỏi tự điền nhằm thu thập các thông tin về nhân khẩu học và việc thực hành chăm sóc vệ sinh răng miệng của đối tượng. Tỉ lệ học sinh ở cả thành thị và nông thôn có thói quen chải răng đủ 2 lần/ngày; đủ 2 phút/lần và sử dụng kem đánh răng thường xuyên đều ở mức cao (trên 70%). Tỉ lệ sử dụng chỉ nha khoa/nước súc miệng (29,5% và 28%) và khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần (29,4% và 20,9%) còn thấp. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng bao gồm khu vực sinh sống là thành thị, giới tính là nữ, gia đình không trong diện nghèo và việc được bố mẹ quan tâm tới thực hành vệ sinh răng miệng.
18 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại Hà Nội / Nguyễn Thanh Bình, Võ Trương Như Ngọc, Trịnh Hồng Thương, Nguyễn Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 243-251 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sử dụng truyền thông mạng xã hội (MXH) của người bệnh trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng ở một số cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội năm 2021 - 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 474 người bệnh đã từng sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng tại Hà Nội trong thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 03/2022.