CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kiến trúc

  • Duyệt theo:
121 Kiến trúc làng sinh vật cảnh một số nước trên thế giới phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp và bài học kinh nghiệm tại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Anh // .- 2024 .- Số 345 - Tháng 2 .- Tr. 82-87 .- 720

Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số mô hình tổ chức không gian kiến trúc làng sinh vật cảnh trên thế giới phục vụ phát triển di sản nông nghiệp, bài viết đề xuất một số bài học kinh nghiệm nhằm phát triển di sản nông nghiệp tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các làng sinh vật cảnh tại nước ta.

122 Kiến trúc nhà sàn dân tộc thái, một bản sắc văn hóa cần được giữ gìn và kế thừa / Nguyễn Đức Cường // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 58-63 .- 720

Tư tưởng chủ đạo và các giải pháp thiết kế kiến trúc cho nhà ở hiện nay của các dân tộc miền núi nói chung và dân tộc Thái nói riêng đó là: chắt lọc tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, kết hợp với công nghiệp hiện đại, làm cơ sở tạo nên một kiến trúc hài hòa giữa yếu tố: con người – tự nhiên; con người – xã hội. Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và miền núi; Đưa văn hóa, kiến trúc Việt Nam lên một tầm cao mới.

123 Xu hướng thiết kế nội thất bền vững / Lê Tiểu Thanh // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 64-67 .- 720

Tập trung vào việc làm rõ thế nào là một thiết kế nội thất bền vững cũng như các nguyên tắc cơ bản để tạo lập nên một không gian nội thất bền vững, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe người dùng cho những công trình đã xây dựng.

124 Xu hướng kết hợp tiêu chuẩn thiết kế, thiết kế điển hình và xây dựng thực nghiệm : “kiềng ba chân” để phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam / Nguyễn Tất Thắng // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 9-12 .- 720

Sự tương tác và mối quan hệ giữa tiêu chuẩn thiết kế, thiết kế điển hình và xây dựng thực nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nói chung và nhà ở xã hội nói riêng; Thiết kế điển hình và xây dựng thực nghiệm nhà ở xã hội – tiền đề cho sự nghiệp hiện đại và công nghiệp hóa ngành xây dựng nhà ở tại Việt Nam.

125 Thực trạng và định hướng phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội / Nguyễn Bá Nguyên // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 13-16 .- 720

Nghiên cứu xem xét các tồn tại hiện trạng, các quy định về phát triển nhà ở xã hội và xem xét trong định hướng quy hoạch để tìm các giải pháp thích hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay.

126 Đơn vị ở “bảo thủ” : quy hoạch mang tính áp đặt! / Nghiêm Quốc Cường // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 19-24 .- 711

Trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của mô hình đơn vị ở; sự phát triển của mô hình đơn vị ở tại Việt Nam và đưa ra đề xuất đổi mới mô hình đơn vị ở.

127 Mô hình cộng đồng hộ dân tổ chức liên kết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội / Phạm Đình Tuyển, Hoàng Tuấn Nghĩa, Nguyễn Minh Hiếu // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 25-32 .- 720

Trình bày tổng quan về chung cư cũ và mô hình cộng đồng hộ dân tổ chức liên kết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

128 Giải pháp kiến trúc nội thất các căn hộ chung cư phân khúc nhà ở xã hội / Nguyễn Nam // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 33-36 .- 720

Giải pháp kiến trúc nội thất là giải pháp kiến tạo không gian bên trong ngay từ ý tưởng thiết kế. Đó là một giải pháp chủ động giải quyết các vấn đề về tiện nghi sử dụng, tiện nghi môi trường, kinh tế trong sử dụng cũng như chất lượng thẩm mỹ bên trong công trình.

129 Nhu cầu xã hội và xu hướng thiết kế căn hộ linh hoạt / Nguyễn Như Hoàng // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 37-41 .- 720

Trình bày các nghiên cứu xã hội học về nhu cầu nhà ở theo hướng linh hoạt và xu hướng tiên phong về thiết kế nhà ở linh hoạt trong thế kỷ 20.

130 Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội theo hướng tích hợp và bền vững : trường hợp áp dụng cho Tp. Hồ Chí Minh / Ngô Lê Minh, Lý Công Minh, Lê Thị Vân Anh // .- 2024 .- Số 344 - Tháng 1 .- Tr. 42-48 .- 720

Giới thiệu tổng quan về nhà ở xã hội theo hướng tích hợp và bền vững, một số kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội theo hướng tích hợp bền vững, và một vài giải pháp đề xuất của nhóm tác giả phù hợp với từng nhóm đối tượng, phù hợp với nguồn lực kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh.