CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
41 Nhận thức về quyền lực của nhân dân ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Như Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 69 - 71 .- 335.41
Ở Việt Nam, quyền lực chính trị của nhân dân lao động về mặt bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp công nhân. Vì vậy, việc nhận thức và hiện thực hóa quyền lực của nhân dân có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, khát vọng ấm no, hạnh phúc cho nhân dân ở nước ta hiện nay.
42 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam : sự phát triển nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực / Phùng Lê Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 43 - 45 .- 335.363
Có thể thấy, hai thập niên đầu thế kỉ XXI chính là mở đầu của kỷ nguyên tái cấu trúc trật tự thế giới. Kinh tế chính trị thế giới có những dấu hiệu phức tạp và khó lường. Trật tự đa cực, đa trung tâm đã hình thành và đang phát triển với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Thế giới vừa có xu hướng toàn cầu hóa, liên kết quốc tế vừa thúc đẩy xu hướng khu vực hóa. Do đó, trong thế kỉ XXI cần có sự đổi mới về tư duy để đánh giá chuẩn xác những biến đổi nhanh chóng và đưa ra hành động phù hợp. Một trong những đổi mới đó chính là phát triển nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội và tái cấu trúc nền kinh tế.
43 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát huy nguồn lực tôn giáo / Bùi Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 81 - 83 .- 335.43460711
Tôn giáo vừa là hình thái ý thức xã hội vừa là thể lực xã hội. Ở một góc độ nhất định, tôn giáo được xem là nguồn lực xã hội, khi nó đó có định hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Việc phát huy nguồn lực tôn giáo chính là phát huy tất cả tiềm năng, tiềm lực vốn có của bản thân tôn giáo cũng như những tiềm lực mà tôn giáo thu hút được từ phía xã hội và những giá trị mà tôn giáo tạo ra trong mối quan hệ với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
44 Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới / Nguyễn Khánh Ly // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 75 - 77 .- 335.4
Tuyên truyền miệng là một hình thức hoạt động có hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục, truyền bá đường lối, những quan điểm của Đảng đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, tuyên truyền miệng cũng là vũ khí sắc bén kịp thời đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần quan trọng vào việc giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
45 Yếu tố địa chính trị trong dự án đối tác phía Đông (EaP) của Ba Lan và EU / Nguyễn Thị Hồng Yến // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 7 (262) .- Tr. 13-21 .- 327
Phân tích đặc điểm địa chính trị khu vực phía Đông, tác động của nó đến định hướng chính sách của Ba Lan và EU, làm sáng tỏ một trong những động lực thúc đẩy Dự án hướng Đông của EU và chủ thể sáng kiến Ba Lan dưới góc nhìn địa chính trị.
46 Châu Phi và cuộc xung đột Nga - Ukraine / Võ Minh Tập // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 7 (262) .- Tr. 32-40 .- 327
Phân tích lập trường, quan điểm của các nước châu Phi về cuộc xung đột Nga – Ukraine; các hệ lụy mà châu Phi gặp phải từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và vai trò của cộng đồng quốc tế và ngay chính bản thân châu Phi trong hành động để cứu nguy cho châu Phi, tháo gỡ các điểm nghẽn do cuộc xung đột này gây ra.
47 Tinh thần nhân văn cách mạng trong tư tưởng của Ph. Ăng ghen / Đào Thị Minh Thảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 7 (262) .- Tr. 41-48 .- 335.41
Bài viết nhằm góp thêm những khẳng định về tinh thần nhân văn cách mạng trong tư tưởng của Ph. Ăng ghen ở hai nội dung: Thứ nhất, tư tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và những cống hiến hết mình của Ph. Ăng ghen cho phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Thứ hai, tinh thần nhân đạo cao cả, vì con người và giải phóng con người.
48 Chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh, những ảnh hưởng đến trật tự thế giới và một số đề xuất cho Việt NamChủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh, những ảnh hưởng đến trật tự thế giới và một số đề xuất cho Việt Nam / Lý Hoàng Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 97 - 107 .- 335.02
Bài viết phân tích sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh lạnh dựa trên cách tiếp cận của Mác về hai mặt của phương thức sản xuất là biến đổi về lực lượng sản và biến đổi về quan hệ sản xuất. Từ những biến đổi trong phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản, bài viết phân tích những ảnh hưởng của sự biến đổi này đến trật tự thế giới trên góc độ kinh tế và chính trị, chỉ ra một số thách thức của Việt Nam trước sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị để Việt Nam giảm thiểu được các thách thức, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
49 Hành vi đi du lịch của du khách Việt thay đổi như thế nào sau đại dịch covid 19 / Hoàng Thị Diệu Thúy // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 532 .- Tr. 97 - 107 .- 910
Bài viết mô tả xu hướng thay đổi về các hành vi và lựa chọn trước chuyến đi du lịch của khách nội địa trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch covid 19 tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các giải pháp liên quan được đề xuất để thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
50 Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc / Lê Thị Thanh, Hoàng Thị Giang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 619 .- Tr. 55 57 .- 335.527 1
Bài viết nêu ra một số gợi mở giúp phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn công tác ở địa phương, đơn vị để có thể góp phần hiện thực hóa khát vọng của đất nước.